COA là gì? Vì sao cần phải có COA khi công bố chất lượng sản phẩm?
COA là cụm từ quen thuộc khi công bố chất lượng sản phẩm. Mặc dù vậy, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa nắm rõ COA là gì và vì sao cần phải có khi tiến hành công bố.
COA là gì?
COA (hay C/A) là viết tắt của Certificate Of Analysis - được hiểu là giấy chứng nhận phân tích, ngoài cũng có thể có nhiều nghĩa khác như: Canadian Osteopathic Association, Certificate of authenticity, Change of address,…. Đó là bảng phân tích thành phần sản phẩm được sử dụng để xác nhận hàng hoá xuất khẩu có đáp ứng các thông số nhất định hay không. Các thông số trong COA chủ yếu có tính chất hoá lý, chẳng hạn như thành phần, độ ẩm, độ chua,… của sản phẩm.
COA giống như tên gọi “giấy chứng nhận phân tích” của nó, khi vừa xác nhận vừa phân tích sản phẩm với tài liệu được cung cấp bởi người bán về thành phần và thuộc tính của sản phẩm.
Một mẫu COA.
Để được cấp giấy chứng nhận Certificate Of Analysis, doanh nghiệp cần mang sản phẩm của mình đến kiểm nghiệm tại các trung tâm có thẩm quyền. Dưới đây là một số trung tâm kiểm nghiệm có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận C/A hiện nay tại Việt Nam như:
- Trung tâm chất lượng Nông Lâm Thủy Cùng 4
- Trung tâm phân tích và thử nghiệm 2 Vinacontrol - Tp.HCM
- Phòng kiểm nghiệm của công ty TNHH MTV Khoa Học Công Nghệ Hoàn Vũ
- Phòng kiểm nghiệm của công ty TNHH EURIFINS Sắc Ký Hải Đăng
- Viện Y Tế Cộng Đồng
Những sản phẩm nào cần có giấy chứng nhận COA?
Giấy chứng nhận phân tích C/A áp dụng chủ yếu với các sản phẩm như thực phẩm, rượu vang, rượu mạnh, gia vị, hóa chất, mỹ phẩm, sản phẩm từ động vật, thực vật,… và dược phẩm.
Vì sao sản phẩm cần có bảng phân tích COA?
Sự tồn tại của Bảng phân tích thành phần sản phẩm C/A là cần thiết và không thể thiếu trong hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm vì:
- Giúp người mua nắm được thành phần, chất lượng của sản phẩm để người mua an tâm hơn khi mua sản phẩm đắt tiền;
- Giúp người bán quản lý tốt chất lượng sản phẩm đầu ra của mình;
- Giúp người tiêu dùng biết được trong sản phẩm có gì và có tốt không;
- Giúp cơ quan quản lý biết được chính xác loại hàng hóa đó có đủ điều kiện được phép lưu thông trên thị trường hay không;
Những quy định cơ bản về COA?
C/A được cấp từ trung tâm kiểm nghiệm độc lập, có chức năng phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025 (do người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu chỉ định) hoặc tại phòng thí nghiệm của nước xuất khẩu.
Thông thường việc phân tích được thực hiện trên các mẫu đại diện trong tổng số hàng hoá bán ra. Việc phân tích có thể được thực hiện tại nhà máy hoặc kho hàng của nhà xuất khẩu. hoặc tại nơi sản phẩm được vận chuyển quốc tế.
Điều kiện cần có của một COA hợp lệ là gì?
- Phải do trung tâm kiểm nghiệm độc lập có chức năng phòng thí nghiệm, cung cấp giấy chứng nhận ISO 17025. Hoặc kiểm nghiệm tại các trung tâm kiểm nghiệm có chức năng tại Việt Nam;
- Nguyên tắc phân tích sản phẩm đảm bảo theo quy trình sau: Tiếp nhận mẫu cần kiểm nghiệm -> Quản lý mẫu -> Kiểm tra -> Báo cáo kết quả của việc kiểm tra -> Kiểm tra;
Qua những kiến thức được chia sẻ trên đây, phần nào cũng giúp bạn đọc trả lời cho những thắc mắc về COA là gì và những vấn đề liên quan. Tùy theo bản chất của hàng hóa, quan điểm của cơ quan mà các bảng C/A sẽ có các ứng dụng riêng. Ngoài ra, đây cũng là một trong những giấy tờ cần thiết để xin giấy phép công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm.
Nếu doanh nghiệp của bạn cần giúp đỡ phân tích sản phẩm cũng như công bố chất lượng sản phẩm, An Chi Phương có thể thay mặt bạn để hoàn tất hồ sơ công bố và kiểm nghiệm sản phẩm trong thời gian sớm nhất. Chúng tôi là công ty dịch vụ chuyên đăng ký bản tự công bố chất lượng sản phẩm, đăng ký công bố chất lượng thực phẩm chức năng, đăng ký giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, đăng ký xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở sản phẩm. Hãy liên hệ ngay:
Hotline: 0908.872.079 (Ms Hồng Ân) hoặc gửi thông tin qua Email: [email protected] để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất!
Bài viết khác cùng chuyên mục
Nhằm giúp người dân đón một mùa Tết Trung thu 2017 vui khỏe và an toàn, từ ngày 5/9 các cơ quan sẽ kiểm tra an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm Tết Trung thu. Cụ thể, Cục An toàn thực phẩm yêu cầu các cơ sở kinh doanh tuyệt đối không được bán bánh trung thu quá hạn sử dụng, bánh bị mốc, hư hỏng,…
Có lẽ bạn đã từng nghe nhiều về tiêu chuẩn HACCP nhưng vẫn chưa hiểu cụ thể đó là gì? Trong bài viết này, An Chi Phương xin chia sẻ rõ hơn về tiêu chuẩn này, cũng như các bước xây dựng tiêu chuẩn HACCP.
Việc đăng ký an toàn thực phẩm tại Ban ATTP không phải là điều quá khó khăn, nhưng quá trình làm việc có thể lại tiêu tốn nhiều thời gian, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của doanh nghiệp.
Vừa qua, Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch kiểm tra hoạt động quảng cáo, sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng từ tháng 9 - 12/2017. Cụ thể như sau: