[Tin nóng] Hộ gia đình không được sản xuất rượu thủ công kể từ cuối năm 2017
Theo nguồn tin mới đây cho biết, kể từ cuối năm 2017 này các hộ gia đình sẽ không còn được sản xuất rượu thủ công. Để sản xuất, đối tượng phải là doanh nghiệp, hợp tác xã thành lập theo quy định pháp luật. Bên cạnh đó còn phải đảm bảo đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm và ghi nhãn hàng hóa rõ ràng theo đúng quy định.
Nghị định 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu
Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu. Theo đó, các tổ chức, cá nhân sản xuất rượu công nghiệp, rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh trong nước phải có giấy phép theo quy định được nêu trong Nghị định này.
Nghị định trên nêu rõ, các tổ chức, cá nhân được sản xuất rượu thủ công cung cấp cho doanh nghiệp phải có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp để chế biến lại được đăng ký với UBND cấp xã.
Để rượu được lưu hành hợp pháp ra thị trường, các doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục công bố chất lượng sản phẩm rượu. Đây là việc làm để đảm bảo về mặt pháp lý và đánh giá được chất lượng, cũng như vấn đề an toàn thực phẩm.
Muốn sản xuất rượu công nghiệp phải là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có day chuyền máy móc thiết bị theo quy mô, đảm bảo các điều kiện về an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường theo quy đình, có cán bộ chuyên môn phù hợp với ngành nghề,…
Cũng theo Nghị định này cho biết, Bộ Công Thương là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp có quy mô từ 3 triệu lít/năm trở lên và giấy phép phân phối rượu. Còn với quy mô sản xuất dưới 3 triệu lít/năm Sở Công Thương sẽ cấp giấy phép sản xuất và giấy phép buôn rượu trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế & Hạ tầng thuộc UBND Quân, Huyện, Thị xã, Thành phố trực thuộc tỉnh là cơ quan cấp giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, giấy phép bán lẻ và giấy phép tiêu dùng tại chỗ trên địa bàn.
Bạn đọc có thể xem đầy đủ Nghị định 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu tại đây.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh rượu gồm những gì?
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu theo mẫu đã quy định;
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện kinh doanh, quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường…
- Bản liệt kê tên hàng hóa rượu kèm theo bản sao nhãn hàng hóa rượu mà doanh nghiệp sản xuất hoặc dự kiến sản xuất.
Nhưng, để được cấp giấy phép kinh doanh rượu trong thời gian sớm nhất, doanh nghiệp hãy liên hệ Hotline: 0988.618.198 để được An Chi Phương tư vấn và thực hiện nhanh chóng.
Các hành trái quy định của pháp luật về kinh doanh rượu:
- Kinh doanh rượu không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung ghi trong giấy phép theo quy định.
- Sử dụng cồn thực phẩm không đáp ứng quy chuẩn, cồn công nghiệp hoặc nguyên liệu bị cấm khác để sản xuất, pha chế rượu.
- Cho thuê, mượn giấy phép kinh doanh rượu.
- Trưng bày, mua bán các loại rượu không có tem, nhãn đúng theo quy định của pháp luật; rượu không đảm bảo tiêu chuẩn, không có nguồn gốc rõ ràng.
- Bán rượu cho người dưới 18 tuổi; bán rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên qua mạng Internet; bán rượu bằng máy bán hàng tự động.
- Quảng cáo, khuyến mại rượu trái quy định của pháp luật.
Nguồn: An Chi Phương t/h.
Bài viết khác cùng chuyên mục
Marketing, một trong những phương thức quản lý tiên tiến của con người trong thế kỷ hai mươi, đang được tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện. Một trong số các trường phái tiếp thị phát huy hiệu quả cao đó là Brand Marketing (Tiếp thị Thương hiệu) được các tập đoàn đa quốc gia hàng đầu sử dụng thành công tạo ra những lợi thế phát triển mạnh mẽ và bền vững.
Việc đăng ký an toàn thực phẩm tại Ban ATTP không phải là điều quá khó khăn, nhưng quá trình làm việc có thể lại tiêu tốn nhiều thời gian, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của doanh nghiệp.
Thực phẩm nói chung là những vật chất cần thiết cho sự sống của con người. Không chỉ dừng lại ở việc cung cấp nguồn dinh dưỡng chính cho cơ thể con người, mà ngày nay thực phẩm còn đáp ứng cả về nhu cầu thưởng thức và giải trí của con người.
Một số vi phạm thường thấy ở các cơ sở này là: sử dụng nguồn nước ngầm chưa qua xử lý hoặc quy trình xử lý nước ngầm chưa đảm bảo an toàn cũng như thiếu chế độ vệ sinh cơ sở, chưa trang bị phòng thay bảo hộ lao động cho nhân viên.