Cần lưu ý những gì khi quảng cáo thực phẩm chức năng?

Cần lưu ý những gì khi quảng cáo thực phẩm chức năng?Theo nghị định 181/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành quy định về nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng tại [Điều 5 - Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm] như sau:
Chưa bao giờ mà các sản phẩm thực phẩm chức năng (TPCN) phát triển “rầm rộ” như hiện nay, bên cạnh những sản phẩm được sản xuất trong nước, sản phẩm nhập khẩu,… thì những sản phẩm vào Việt Nam theo con đường “xách tay” là khá phổ biến. Song, đặc điểm chung của nhiều sản phẩm TPCN hiện nay là được quảng cáo như  “thần dược”, đưa thông tin sai lệch cho người tiêu dùng.
 
Trước tình trạng đó, các cơ quan chức năng buộc phải đưa ra những quy định nghiêm ngặt hơn về nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng. Theo đó, nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng phải phù hợp với Giấy tiếp nhận bảng công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
 
can-luu-y-nhung-gi-khi-quang-cao-thuc-pham-chuc-nang

Vậy, quảng cáo thực phẩm chức năng cần phải bao gồm những nội dung gì?

Theo nghị định 181/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành quy định về nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng tại [Điều 5 - Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm] như sau:
 
1. Nội dung quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải phù hợp với Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
 
2. Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải có các nội dung sau đây:
a) Tên thực phẩm, phụ gia thực phẩm;
b) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.
 
3. Quảng cáo thực phẩm chức năng phải thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này và các nội dung sau đây:
a) Tác dụng chính và các tác dụng phụ (nếu có);
b) Khuyến cáo “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.
 
4. Không được quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.
 
5. Quảng cáo thực phẩm chức năng trên báo nói, báo hình phải đọc rõ ràng nội dung quy định tại Điểm a Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
 
Như vậy, quy định trên đã nêu rõ nội dung quảng cáo TPCN phải bao gồm: Tên sản phẩm; Tên/Địa chỉ của tổ chức/cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường; Tác dụng chính và tác dụng phụ (nếu có); Dòng khuyến cáo “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” (cái này thì chúng ta vẫn thường nghe trên báo đài và thấy trên nhãn sản phẩm). Điều quan trọng là không được quảng cáo sai sự thật, nói quá công dụng của sản phẩm, gây hiểu lầm cho người tiêu dùng.

Tôi có thể công bố chất lượng thực phẩm chức năng ở đâu?

Công bố chất lượng cho sản phẩm chức năng không phải là một việc làm dễ dàng. Nhập sản phẩm đã khó, việc công bố chất lượng lại càng khó hơn bởi sẽ tiêu tốn của bạn rất nhiều thời gian, công sức. Đó là tiền đề để các công ty dịch vụ ra đời.
 
dịch vụ công bố chất lượng thực phẩm chức năng an chi phương
 
Song, chính sự ra đời như “nấm mọc sau mưa” của công ty dịch vụ như hiện nay lại gây cho bạn sự “hoang mang” khi lựa chọn và cũng không ít công ty làm việc kém chất lượng “tiền mất tật mang”. Chính vì thế, công ty An Chi Phương chúng tôi ra đời nhằm giúp bạn sở hữu giấy chứng nhận công bố chất lượng nhanh chóng với chi phí tối ưu nhất. Với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực, chúng tôi luôn cam kết chất lượng và uy tín với khách hàng của mình.
 
Và, lựa chọn thuộc về bạn!
 
Nguồn: An Chi Phương t/h.
 
Tags:

Bài viết khác cùng chuyên mục

Táo Tàu là gì? Kinh doanh Táo Tàu nhập khẩu có cần phải công bố chất lượng?
Về phía doanh nghiệp, cần phải thực hiện việc đăng ký bản tự công bố chất lượng cho sản phẩm mà doanh nghiệp muốn kinh doanh để sản phẩm đó được phép lưu hành trên thị trường.
Những quan điểm sai về thương hiệu
Marketing, một trong những phương thức quản lý tiên tiến của con người trong thế kỷ hai mươi, đang được tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện. Một trong số các trường phái tiếp thị phát huy hiệu quả cao đó là Brand Marketing (Tiếp thị Thương hiệu) được các tập đoàn đa quốc gia hàng đầu sử dụng thành công tạo ra những lợi thế phát triển mạnh mẽ và bền vững.
Tiêu chuẩn HACCP là gì? Các bước xây dựng tiêu chuẩn HACCP?
Có lẽ bạn đã từng nghe nhiều về tiêu chuẩn HACCP nhưng vẫn chưa hiểu cụ thể đó là gì? Trong bài viết này, An Chi Phương xin chia sẻ rõ hơn về tiêu chuẩn này, cũng như các bước xây dựng tiêu chuẩn HACCP.
Các cơ sở sản xuất và kinh doanh nước đá cần chú ý những quy định mới nào?
Một số vi phạm thường thấy ở các cơ sở này là: sử dụng nguồn nước ngầm chưa qua xử lý hoặc quy trình xử lý nước ngầm chưa đảm bảo an toàn cũng như thiếu chế độ vệ sinh cơ sở, chưa trang bị phòng thay bảo hộ lao động cho nhân viên.
Bài viết nổi bật
COA là cụm từ quen thuộc khi công bố chất lượng sản phẩm. Mặc dù vậy, nhiều doanh nghiệp v...
CFS là viết tắt của Certificate Of Free Sale, còn được gọi là giấy chứng nhận lưu hành tự ...
Như các bạn đã biết, vừa qua Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định số 15/2018/NĐ-CP h...
Việc đăng ký an toàn thực phẩm tại Ban ATTP không phải là điều quá khó khăn, nhưng quá trì...
Dịch vụ nổi bật
Doanh nghiệp sản xuất Bánh gạo trong nước, muốn mở rộng thị trường sang các nước khác, phả...
Bên cạnh vai trò đặc biệt quan trọng của giáo viên trực tiếp dạy, chăm sóc trẻ thì bếp ăn ...
Cơ sở sản xuất sản xuất bánh kẹp cốt dừa cần thực hiện xin giấy phép an toàn thực phẩm để ...
Tủ lạnh chúng ta thường lưu trữ đa dạng các loại thực phẩm từ thực phẩm sống đến thực phẩm...
Theo Thông tư 19/2012/TT-BYT yêu cầu kèm theo mỗi hồ sơ tự công bố là Doanh nghiệp phải đí...
  • Slider
Chia sẻ lên mạng xã hội