Cơ sở sản xuất nước uống đóng chai cần tuân thủ theo những điều kiện bắt buộc nào?
Kể từ năm 2016, tại Nghị định số 672017/NĐ-CP đã quy định rõ các điều kiện bắt buộc về sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y Tế mà các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai cần tuân thủ. Vậy, đó là những quy định gì?
Nước uống đóng chai (đóng bình) đã dần trở thành mặt hàng thiết yếu trong cuộc sống hiện nay. Tuy vậy, những chai nước được sản xuất ra vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất cập, một trong số đó chính là vấn đề các cơ sở sản xuất không tuân thủ theo những quy định bắt buộc của Pháp luật, vô tình hoặc cố ý làm sai,… dẫn đến hệ lụy là người tiêu dùng phải sử dụng những chai nước kém chất lượng.
Kể từ năm 2016, tại Nghị định số 672017/NĐ-CP đã quy định rõ các điều kiện bắt buộc về sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y Tế mà các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai cần tuân thủ. Vậy, đó là những quy định gì?
7 điều kiện bắt buộc các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai phải đáp ứng
- Thứ nhất, các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai phải tuân thủ các điều kiện về trang thiết bị, địa điểm sản xuất, môi trường, thiết kế xây dựng nhà xưởng, xử lý chất thải, nhà vệ sinh,… Có dây chuyền sản xuất khép kín;
- Thứ hai, khu vực chiết rót sản phẩm phải kín và tách biệt với các khu vực khác, được trang bị hệ thống diệt khuẩn không khí. Bố trí khu vực rửa và tiệt trùng chai, bình đựng sản phẩm;
- Thứ ba, Bao bì chứa đựng nước uống đóng chai phải đảm bảo: Các loại nắp chai và chai nhựa chứa nước khoáng thiên nhiên phải có dung tích dưới 10 lít và không được sử dụng lại; bình nhựa có dung tích từ 10 lít trở lên và chai thủy tinh có thể được tái sử dụng; Trừ những loại chai, bình sử dụng lần đầu theo công nghệ sản xuất khép kín có diệt khuẩn thì các loại chai, bình còn lại trước khi sử dụng đều phải được làm sạch, diệt khuẩn,… trước khi rót chai;
Nhiều sản phẩm nước uống đóng bình trên thị trường vẫn kém chất lượng. Ảnh minh họa.
- Thứ tư, Việc khử trùng sản phẩm phải được thực hiện bằng các thiết bị chuyên dụng (công nghệ tia cực tím, công nghệ khí ôzne,…) nhưng không làm ảnh hưởng đến chất lượng và độ an toàn của sản phẩm;
- Thứ năm, nguồn nước được sử dụng trong sản xuất nước uống đóng chai phải đảm bảo phòng tránh ô nhiễm hoặc các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước, phải phù hợp với quy định về chất lượng nước sử dụng cho mục đích ăn uống. Bên cạnh đó, các nguồn nước do cơ sở khai thác phải được kiểm tra và đảm bảo phù hợp các quy định về chất lượng định kỳ 12 tháng/lần;
- Thứ sáu, có bộ phận kiểm soát chai bình, chất lượng nước, có đủ hồ sơ lưu trữ kết quả xét nghiệm từ khai thác nước nguồn đến thành phẩm theo quy định với từng lô sản phẩm;
- Thứ 7, thực hiện các thủ tục tự công bố chất lượng nước uống đóng chai theo đúng quy định của Pháp luật. Nếu gặp khó khăn hãy liên hệ ngay Hotline: 0988.618.198 để được An Chi Phương tư vấn nhanh chóng các vấn đề hồ sơ pháp lý;
Nước uống đóng chai, đóng bình không đảm bảo tiêu chuẩn nguy hiểm thế nào?
Theo các chuyên gia kỹ thuật Quatest 2, các thông số hóa lý không đạt chủ yếu rơi vào các chỉ tiêu như Clorat, E.coli, Coliforms và đặc biệt là Pseudomonas aeruginosa.
Clorat là muối của axit clorit (HClO3), nó được tạo thành khi khí clo tác dụng với dung dịch kiềm nóng. Phản ứng này xảy ra chủ yếu trong quá trình vệ sinh bình chứa và còn lưu lại nên đi vào sản phẩm.
Theo các chuyên gia, Clorat là một chất oxy hóa mạnh và có tác hại đối với con người. Do cơ chế kết hợp làm biến đổi hemoglobin trong máu thành methemoglobin làm gia tăng tính thấm của màng và xuất huyết dữ dội. Việc xuất huyết dữ dội cấp tính dẫn đến suy thận.
Nguồn: An Chi Phương t/h.
Bài viết khác cùng chuyên mục
Nhằm giúp người dân đón một mùa Tết Trung thu 2017 vui khỏe và an toàn, từ ngày 5/9 các cơ quan sẽ kiểm tra an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm Tết Trung thu. Cụ thể, Cục An toàn thực phẩm yêu cầu các cơ sở kinh doanh tuyệt đối không được bán bánh trung thu quá hạn sử dụng, bánh bị mốc, hư hỏng,…
COA là cụm từ quen thuộc khi công bố chất lượng sản phẩm. Mặc dù vậy, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa nắm rõ COA là gì và vì sao cần phải có khi tiến hành công bố.
Các cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm xúc xích phải được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Đó là bằng chứng rõ ràng nhất để các doanh nghiệp chứng minh sản phẩm của mình đã được kiểm soát chặt chẽ.
Một số vi phạm thường thấy ở các cơ sở này là: sử dụng nguồn nước ngầm chưa qua xử lý hoặc quy trình xử lý nước ngầm chưa đảm bảo an toàn cũng như thiếu chế độ vệ sinh cơ sở, chưa trang bị phòng thay bảo hộ lao động cho nhân viên.