CFS là gì? Vai trò của CFS trong xuất nhập khẩu?
CFS là viết tắt của Certificate Of Free Sale, còn được gọi là giấy chứng nhận lưu hành tự do. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về khái niệm cũng như vai trò của CFS qua bài viết ngắn dưới đây!
CFS là gì?
CFS là viết tắt của Certificate Of Free Sale - giấy chứng nhận lưu hành tự do được cấp bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa ghi trong CFS để chứng nhận rằng sản phẩm, hàng hóa đó được sản xuất và được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu.
Quyết định số 10/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu CFS được cấp cho sản phẩm, hàng hoá sản xuất trong nước để xuất khẩu. Sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước không nhất thiết phải được bán thực tế tại nước sản xuất mà chỉ cần được phép bán, lưu hành tại thị trường này là có thể được cấp CFS. CFS thường do các cơ quan quản lý nhà nước là các Bộ quản lý chuyên ngành như Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT cấp. CFS có thể được gọi bằng một số tên khác như CPP, FSC hoặc một số loại tên gọi khác.
Mẫu CFS. Ảnh: An Chi Phương.
Vai trò của giấy chứng nhận CFS trong xuất nhập khẩu?
CFS được xem là một công cụ để nước nhập khẩu sản phẩm có thể kiểm tra mức độ chất lượng sản phẩm nhập khẩu vào nước họ, cũng như tăng độ tin cậy, vì khi một sản phẩm có CFS thì tức sản phẩm đó đã thông qua những phương pháp đánh giá kiểm tra của cơ quan chuyên môn tại nước xuất khẩu và sản phẩm đó đã được cho phép sản xuất, buôn bán và tiêu dùng tại nước đó. Ngược lại đối với doanh nghiệp xuất khẩu, khi đã xin được giấy chứng nhận CFS, họ sẽ dễ dàng hơn trong việc lưu hành sản phẩm của mình tại nước bạn, không bị mất nhiều thời gian, cũng như những chi phí không đáng có khác.
1) Vai trò của CFS đối với hàng hóa xuất khẩu
Trong thời gian qua, một số doanh nghiệp Việt Nam đề nghị Bộ Công Thương và các Bộ quản lý chuyên ngành cấp CFS cho hàng hoá sản xuất tại Việt Nam sau đó xuất khẩu. Lý do đề nghị cấp là một số nước nhập khẩu như Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan, Malaysia, Philippin, Indonesia, Iran, Ai Cập, Cu Ba và Ấn Độ, quy định những hàng hoá nêu trên muốn được lưu hành tại thị trường những nước này cần phải có CFS do nước xuất khẩu (Việt Nam) cấp. Khi gặp yêu cầu nói trên, nếu không được cấp CFS, các doanh nghiệp của Việt Nam sẽ lỡ các cơ hội kinh doanh mặc dù hàng hoá có đầy đủ các điều kiện cạnh tranh khác như chất lượng, giá cả, điều kiện giao hàng và những yếu tố ưu đãi khác.
2) Vai trò của CFS đối với doanh nghiệp sản xuất
CFS tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc thâm nhập vào các thị trường nhập khẩu có yêu cầu CFS, qua đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể xuất khẩu hàng hóa có yêu cầu CFS vào những thị trường này.
Trình tự các bước khi xin cấp giấy lưu hành tự do CFS
- Bước 1: Đăng ký hồ sơ thương nhân, bao gồm:
a) Đăng ký mẫu chữ ý của người được ủy quyền ký đơn đề nghị cấp CFS và con dấu của thương nhân (theo mẫu quy định);
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân (bản sao có dấu sao y bản chính);
c) Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế (bản sao có dấu sao y bản chính);
d) Danh mục các cơ sở sản xuất (nếu có) của thương nhân (theo mẫu quy định);
- Bước 2: Làm hồ sơ đề nghị cấp CFS, bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp CFS (theo mẫu quy định) được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ;
b) Bản sao chứng thực của bản tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa kèm theo cách thể hiện (trên nhãn hàng hóa hoặc trên bao bì hàng hóa, tài liệu đi kèm,...);
c) Các giấy tờ khác tùy thuộc vào yêu cầu đặc thù của cơ quan cấp CFS;
- Bước 3: Nộp hồ sơ đề nghị cấp CFS
Thẩm quyền quản lý CFS sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu và cấp CFS sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu:
+ Bộ Y Tế
+ Bộ Công Thương
+ Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Thời hạn sử dụng tối đa của giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS là 2 năm kể từ ngày được cấp.
Trên đây là những Thông Tin Về Giấy Phép Lưu Hành Tự Do CFS Trong Xuất Nhập Khẩu. Hy vọng với những thông tin bổ ích trên, các doanh nghiệp sẽ có thêm những lưu ý thiết thực trong việc công bố các sản phẩm cho doanh nghiệp mình.
Ngoài ra, nếu Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về dịch vụ đăng ký bản tự công bố chất lượng sản phẩm thường, công bố chất lượng thực phẩm chức năng hãy liên lạc ngay với chúng tôi để hưởng những dịch vụ nhanh nhất và tiện lợi nhất thông qua các số điện thoại: 0908.872.079 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí 24/7.
Bài viết khác cùng chuyên mục
Ngày nay, nước giải khát đã và đang trở thành một trong những mặt hàng thiết yếu của người tiêu dùng. Để kinh doanh mặt hàng này, chủ cơ sở cần phải có giấy vsattp thì mới đủ điều kiện kinh doanh hợp pháp.
Việc quản lý các tài sản trí tuệ của một doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là việc xác lập các quyền sở hữu trí tuệ một cách chính thức thông qua các cơ quan sở hữu trí tuệ quốc gia. Các quyền đối với sáng chế và nhãn hiệu sẽ không có giá trị trừ khi chúng được khai thác một cách tương xứng. Hơn nữa, một số tài sản trí tuệ của công ty không bắt buộc phải đăng ký như thường lệ mà lại cần đến những biện pháp bảo hộ khác (ví dụ các hợp đồng bảo mật).
Như các bạn đã biết, vừa qua Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định số 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm nhằm thay thế Nghị định 38/2012/NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày 2/2/2018.
Việc đăng ký an toàn thực phẩm tại Ban ATTP không phải là điều quá khó khăn, nhưng quá trình làm việc có thể lại tiêu tốn nhiều thời gian, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của doanh nghiệp.