Những chiến lược cơ bản khi xây dựng quyền sở hữu trí tuệ

Những chiến lược cơ bản khi xây dựng quyền sở hữu trí tuệViệc quản lý các tài sản trí tuệ của một doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là việc xác lập các quyền sở hữu trí tuệ một cách chính thức thông qua các cơ quan sở hữu trí tuệ quốc gia. Các quyền đối với sáng chế và nhãn hiệu sẽ không có giá trị trừ khi chúng được khai thác một cách tương xứng. Hơn nữa, một số tài sản trí tuệ của công ty không bắt buộc phải đăng ký như thường lệ mà lại cần đến những biện pháp bảo hộ khác (ví dụ các hợp đồng bảo mật).

Sở hữu trí tuệ là gì?

Việc quản lý các tài sản trí tuệ của một doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là việc xác lập các quyền sở hữu trí tuệ một cách chính thức thông qua các cơ quan sở hữu trí tuệ quốc gia. Các quyền đối với sáng chế và nhãn hiệu sẽ không có giá trị trừ khi chúng được khai thác một cách tương xứng. Hơn nữa, một số tài sản trí tuệ của công ty không bắt buộc phải đăng ký như thường lệ mà lại cần đến những biện pháp bảo hộ khác (ví dụ các hợp đồng bảo mật).
 
Do đó, các doanh nghiệp muốn khai thác đầy đủ giá trị từ bí quyết và sáng tạo cần phải có những bước đi phù hợp để xây dựng một chiến lược sở hữu trí tuệ riêng cho hoạt động kinh doanh. Đồng thời, cần phải áp dụng thực tiễn vào chiến lược kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là cần phải có những cân nhắc về sở hữu trí tuệ khi phác thảo kế hoạch kinh doanh và chiến lược truyền thông.

Một số bước quan trọng cần xem xét khi một doanh nghiệp muốn xây dựng chiến lược sở hữu trí tuệ

- Kiểm tra các cơ sở dữ liệu nhãn hiệu để tránh sử dụng một nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ các nhãn hiệu trước khi đưa một sản phẩm hoặc dịch vụ mới với một thương hiệu mới ra thị trường. Điều này cũng quan trọng khi  cân nhắc đến các thị trường xuất khẩu và tránh sử dụng các tên thương hiệu mà có thể có một ý nghĩa không mong muốn trong ngôn ngữ nước ngoài.
 
- Xác định các đối tượng có khả năng được cấp bằng sáng chế và đảm bảo đối tượng đó được cấp bằng sáng chế đủ sớm để tránh mất độc quyền vào tay các đối thủ cạnh tranh.
 
 
- Đảm bảo rằng các sáng chế có khả năng được cấp bằng không bị chia sẻ với người khác hay bị công bố trước khi nộp đơn yêu cầu cấp bằng. Để đáp ứng các yêu cầu cấp bằng sáng chế theo Luật Sở hữu trí tuệ, sáng chế phải được coi là “mới”. Việc bộc lộ sớm một sáng chế (ví dụ thông qua việc xuất bản) sẽ làm ảnh hướng đến tính mới của sáng chế đó và do đó là ảnh hưởng đến khả năng được cấp bằng độc quyền.
 
Những chiến lược cơ bản khi xây dựng quyền sở hữu trí tuệ 1
Hãy liên hệ cho chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí. Photo by AnChiPhuong.
 
- Đảm bảo rằng các bí mật thương mại được giữ trong doanh nghiệp và chuẩn bị, khi thích hợp, các hợp đồng bảo mật khi đàm phán và chia sẻ thông tin với các đối tác kinh doanh để bảo vệ các bí mật thương mại.
 
- Với các hãng định hướng xuất khẩu, đảm bảo sở hữu trí tuệ được bảo hộ ở tất cả các thị trường xuất khẩu. Đối với các sáng chế, điều quan trọng luôn phải để tâm đó là một doanh nghiệp thông thường có 12 tháng kể từ ngày nộp đơn yêu cầu cấp bằng sáng chế quốc gia để nộp đơn vào các quốc gia khác.
 
- Sử dụng danh mục sở hữu trí tuệ như đòn bẩy trong khi tìm kiếm các nguồn lực đầu tư cho việc kinh doanh của công ty (ví dụ đưa các tài sản sở hữu trí tuệ, đặc biệt là các bằng sáng chế, mẫu hữu ích và kiểu dáng công nghiệp vào kế hoạch kinh doanh vì điều đó có thể giúp thuyết phục các nhà đầu tư về thị trường tiềm tàng mở ra cho doanh nghiệp sau này).
 
- Sử dụng các thông tin sáng chế sẵn có trong cơ sở dữ liệu sáng chế để xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp.
 
- Khi tiến hành nghiên cứu chung với các doanh nghiệp khác hay các viện nghiên cứu, đảm bảo rằng có đủ sự rõ ràng về việc ai là người sẽ sở hữu tài sản trí tuệ tiềm năng nảy sinh từ dự án nghiên cứu.
 
- Theo dõi thị trường và đảm bảo các tài sản sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp không bị xâm phạm. Trong trường hợp doanh nghiệp vướng mắc vào các tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, cần làm việc với luật sư để được tư vấn kịp thời, hợp lý trên cơ sở của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
 
- Nếu không chắc chắn trong việc làm như thế nào để bảo vệ tốt nhất cho tài sản vô hình của công ty thì việc kiểm toán sở hữu trí tuệ có thể là bước đầu tiên có ý nghĩa để xác định tất cả thông tin có giá trị trong doanh nghiệp  và để xây dựng một chiến lược sở hữu trí tuệ. Đôi khi các công ty không nhận ra được các tài sản mà họ có ở dạng thông tin, các ý tưởng sáng tạo và các bí quyết và có thể không đưa ra các bước thích hợp tiếp theo để bảo vệ các tài sản đó.

Lời kết

Nhìn chung, tùy thuộc vào quy mô, đặc điểm và nhu cầu riêng của mỗi doanh nghiệp, danh mục trên không hẳn là đã đầy đủ. Tuy nhiên, đó là một số chiến lược cơ bản đã được thực hiện thành công bởi một số doanh nghiệp trong việc tích hợp đầy đủ các quyền sở hữu trí tuệ vào trong chiến lược kinh doanh của họ.
 
 
Tags:

Bài viết khác cùng chuyên mục

Các cơ sở sản xuất và kinh doanh nước đá cần chú ý những quy định mới nào?
Một số vi phạm thường thấy ở các cơ sở này là: sử dụng nguồn nước ngầm chưa qua xử lý hoặc quy trình xử lý nước ngầm chưa đảm bảo an toàn cũng như thiếu chế độ vệ sinh cơ sở, chưa trang bị phòng thay bảo hộ lao động cho nhân viên.
[Tin nóng] Hộ gia đình không được sản xuất rượu thủ công kể từ cuối năm 2017
Theo nguồn tin mới đây cho biết, kể từ cuối năm 2017 này các hộ gia đình sẽ không còn được sản xuất rượu thủ công. Để sản xuất, đối tượng phải là doanh nghiệp, hợp tác xã thành lập theo quy định pháp luật. Bên cạnh đó còn phải đảm bảo đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm và ghi nhãn hàng hóa rõ ràng theo đúng quy định.
CFS là gì? Vai trò của CFS trong xuất nhập khẩu?
CFS là viết tắt của Certificate Of Free Sale, còn được gọi là giấy chứng nhận lưu hành tự do. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về khái niệm cũng như vai trò của CFS qua bài viết ngắn dưới đây!
Tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm và xử lý nghiêm vi phạm từ ngày 5/9
Nhằm giúp người dân đón một mùa Tết Trung thu 2017 vui khỏe và an toàn, từ ngày 5/9 các cơ quan sẽ kiểm tra an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm Tết Trung thu. Cụ thể, Cục An toàn thực phẩm yêu cầu các cơ sở kinh doanh tuyệt đối không được bán bánh trung thu quá hạn sử dụng, bánh bị mốc, hư hỏng,…
Bài viết nổi bật
COA là cụm từ quen thuộc khi công bố chất lượng sản phẩm. Mặc dù vậy, nhiều doanh nghiệp v...
CFS là viết tắt của Certificate Of Free Sale, còn được gọi là giấy chứng nhận lưu hành tự ...
Như các bạn đã biết, vừa qua Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định số 15/2018/NĐ-CP h...
Việc đăng ký an toàn thực phẩm tại Ban ATTP không phải là điều quá khó khăn, nhưng quá trì...
Theo nghị định 181/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành quy định về nội dung quảng cáo thực p...
Dịch vụ nổi bật
Doanh nghiệp sản xuất Bánh gạo trong nước, muốn mở rộng thị trường sang các nước khác, phả...
Bên cạnh vai trò đặc biệt quan trọng của giáo viên trực tiếp dạy, chăm sóc trẻ thì bếp ăn ...
Cơ sở sản xuất sản xuất bánh kẹp cốt dừa cần thực hiện xin giấy phép an toàn thực phẩm để ...
Tủ lạnh chúng ta thường lưu trữ đa dạng các loại thực phẩm từ thực phẩm sống đến thực phẩm...
Theo Thông tư 19/2012/TT-BYT yêu cầu kèm theo mỗi hồ sơ tự công bố là Doanh nghiệp phải đí...
  • Slider
Chia sẻ lên mạng xã hội