Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở kinh doanh nước giải khát có khó không?
Ngày nay, nước giải khát đã và đang trở thành một trong những mặt hàng thiết yếu của người tiêu dùng. Để kinh doanh mặt hàng này, chủ cơ sở cần phải có giấy vsattp thì mới đủ điều kiện kinh doanh hợp pháp.
Ngày nay, nước giải khát đã và đang trở thành một trong những mặt hàng thiết yếu của người tiêu dùng. Thậm chí, mặt hàng này còn có xu hướng phát triển nhanh và được tiêu thụ mạnh trong vài năm trở lại đây khiến không chỉ các sản phẩm được sản xuất trong nước, mà ngay cả những thương hiệu nước ngoài cũng “ồ ạt” nhập khẩu vào Việt Nam. Đó là chưa kể đến những loại thức uống giải khát “nhà làm” hay “handmade”,... cũng rầm rộ phát triển như “nấm mọc sau mưa”.
Trước áp lực cạnh tranh như vậy, các doanh nghiệp sản xuất lẫn kinh doanh nước giải khát phải thay đổi không ngừng để đáp ứng tốt nhất cho người tiêu dùng, song, điều đáng lo ngại là một số cơ sở kinh doanh nước giải khát tự phát quy mô nhỏ, đầu tư chấp vá thiếu đồng bộ,... dẫn đến hệ lụy khó đảm bảo tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.
Trước tình hình đó, các cơ quan nhà nước phải có biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng trước “ma trận” các đơn vị kinh doanh nước giải khát như hiện nay. Điều này được căn cứ vào Luật an toàn thực phẩm số 55/2010, Nghị định số 38/2012/NĐCP, Thông tư 29/2012/TT – BCT và căn cứ vào chức năng quyền hạn của Bộ Công Thương thì các hoạt động sản xuất kinh doanh nước giải khát là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Và bởi nước giải khát là thức uống có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người nên nghiễm nhiên các cơ sở muốn kinh doanh mặt hàng này phải được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm thì mới được kinh doanh hợp pháp.
Xin giấy VSATTP cho cơ sở kinh doanh nước giải khát có đơn giản?
Trở lại với vấn đề xin giấy VSATTP cho cơ sở kinh doanh nước giải khát. Trên thực tế, để quá trình đăng ký xin giấy VSATTP thì trước tiên chủ cơ sở cần nắm rõ các thành phần hồ sơ cần thiết. Bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP;
- Bản sao công chứng giấy phép đăng ký kinh doanh;
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ bảo đảm điều kiện VSATTP;
- Bản sao công chứng giấy chứng nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh;
- Bản sao công chứng giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức VSATTP của từng cá nhân tham gia sản xuất kinh doanh thực phẩm trong cơ sở;
- Hóa đơn điện nước;
- Hợp đồng thu gom rác thải;
Sau khi đã nộp đủ các giấy tờ cần thiết, nếu tất cả đều đạt yêu cầu khi các cơ quan thẩm định thì thời gian làm việc thường là 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Nhưng trên thực tế, vì không nắm rõ quy trình thẩm định nên phần lớn cơ sở khó đạt yêu cầu và phải thực hiện lại,... từ đó dẫn đến lãng phí thời gian, tiền bạc, và công sức đi lại.
Chính vì vậy, để tiết kiệm được thời gian làm việc cũng như chi phí,... các cơ sở sẽ cần đến Công ty dịch vụ uy tín An Chi Phương để được hướng dẫn và xử lý hồ sơ. Cụ thể, sau khi ký hợp đồng Dịch vụ làm giấy vsattp với An Chi Phương, các chuyên viên của chúng tôi sẽ thay mặt doanh nghiệp để xử lý các vấn đề hồ sơ với cơ quan quản lý. Song song với đó là đưa ra những vấn đề cần sửa chữa, khắc phục,... để doanh nghiệp nắm và tiến hành thực hiện.
Có thể nói, kết quả thẩm định và thời gian ra giấy phép VSATTP tỉ lệ thuận với thái độ hợp tác giữa Doanh nghiệp với Công ty An Chi Phương. Nếu doanh nghiệp làm theo đúng những gì được hướng dẫn thì việc thẩm định đạt kết quả là điều tất yếu.
Mặt khác, trước tình trạng hàng loạt công ty dịch vụ mọc lên như hiện nay sẽ rất khó để đưa ra lựa chọn. Nhưng, hợp tác với Công ty An Chi Phương với đội ngũ chuyên nghiệp sẽ là lựa chọn đúng đắn thật sự của doanh nghiệp trên bước đường vươn tới thành công!
Hotline tư vấn: 0988.618.198
Nguồn: An Chi Phương.
Bài viết khác cùng chuyên mục
Như các bạn đã biết, vừa qua Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định số 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm nhằm thay thế Nghị định 38/2012/NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày 2/2/2018.
Có lẽ bạn đã từng nghe nhiều về tiêu chuẩn HACCP nhưng vẫn chưa hiểu cụ thể đó là gì? Trong bài viết này, An Chi Phương xin chia sẻ rõ hơn về tiêu chuẩn này, cũng như các bước xây dựng tiêu chuẩn HACCP.
Việc quản lý các tài sản trí tuệ của một doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là việc xác lập các quyền sở hữu trí tuệ một cách chính thức thông qua các cơ quan sở hữu trí tuệ quốc gia. Các quyền đối với sáng chế và nhãn hiệu sẽ không có giá trị trừ khi chúng được khai thác một cách tương xứng. Hơn nữa, một số tài sản trí tuệ của công ty không bắt buộc phải đăng ký như thường lệ mà lại cần đến những biện pháp bảo hộ khác (ví dụ các hợp đồng bảo mật).
COA là cụm từ quen thuộc khi công bố chất lượng sản phẩm. Mặc dù vậy, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa nắm rõ COA là gì và vì sao cần phải có khi tiến hành công bố.