THỊT HEO NHIỄM GIUN SÁN
THỊT HEO NHIỄM GIUN SÁN
Trong một tháng gần đây, trên cả nước có quá nhiều thông tin xoay quanh vấn đề Thịt heo nhiễm giun sán làm người dân vô cùng hoang mang lo sợ. Vậy sán lợn là gì?? Nhiễm sán lợn có nguy hiểm không?? Phòng ngừa như thế nào?? Hãy cùng An Chi Phương tìm hiểu qua bài viết bên dưới:
1/ BỆNH SÁN LỢN LÀ GÌ?
Bệnh ấu trùng sán lợn hay bệnh lợn gạo là bệnh truyền nhiễm ở mô gây ra bởi ấu trùng (cysticercus) sán dây lợn (Taeniasolium). Bệnh ấu trùng sán lợn là do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm có nhiễm trứng sán dây lợn hoặc ấu trùng sán lợn (như thịt lợn gạo) chưa được nấu chín kỹ.
2/ BIỂU HIỆN KHI BỊ NHIỄM SÁN LỢN?
Việc ăn thức ăn hoặc uống nước bị nhiễm sán hoặc ấu trùng sẽ gây ra bệnh nhiễm sán dây. Khi ăn phải trứng sán dây lợn, trứng sau khi vào dạ dày sẽ nở thành ấu trùng, chúng tiếp tục di chuyển đến ruột non, ấu trùng có thể xuyên qua thành ống tiêu hóa vào máu. Lúc này, ấu trùng sẽ di chuyển đến ký sinh tại các cơ vân, não, mắt… Ấu trùng sán theo máu đến các cơ, mắt hay não của người và sẽ hóa nang. Tùy thuộc vào vị trí ký sinh của nang sán mà có những biểu hiện khác nhau.
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ấu trùng sán lợn:
Biểu hiện thông thường như buồn nôn, chán ăn, đau bụng đi ngoài ra đốt sán hoặc rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy,...
Biểu hiện rõ hơn khi có dấu hiệu sán lợn trên da (nổi sần,nổi cục trên da)
Nếu ấu trùng sán dây đã di cư ra khỏi ruột và hình thành các nang ở các mô khác, chúng có thể gây ra tổn thương cho não, nội tạng và mô: sốt cao co giật, động kinh, đau đầu, liệt tay chân hoặc liệt tứ chi, nặng hơn có thể hôn mê. Xuất hiện các cục tại hốc mắt, mi mắt, trong kết mạc, thủy tinh thể...
3/ CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA BỆNH SÁN LỢN???
Cách điều trị:
Nguyên tắc phải chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời ngay khi phát hiện có đốt sán để tránh bị bệnh ấu trùng sán lợn để tránh bệnh lây lan ra cộng đồng. Bệnh sán lợn được điều trị khỏi bằng các thuốc điều trị bệnh và ấu trùng bệnh sán dây lợn như Praziquantel, Niclosamide và Albendazole.
Nếu các biểu hiện khác thường nên cơ sở y tế với trang bị phương tiện cấp cứu hoặc bệnh viện để được điều trị và theo dõi. Không nên tự ý dùng thuốc mà không có ý kiến bác sĩ
Cách phòng tránh:
Bài viết trên là một số thông tin An Chi Phương gửi đến mọi người. Phần nào giúp mọi người hiểu rõ hơn ấu trùng sán lợn và cách điều trị phòng ngừa.
An Chi Phương là công ty chuyên cung cấp các dịch vụ đăng ký bản tự công bố chất lượng sản phẩm, đăng ký công bố chất lượng thực phẩm chức năng, đăng ký giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, đăng ký xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở sản phẩm. Hãy liên hệ ngay Hotline: 0908.872.079 (Ms Ruby) hoặc gửi thông tin qua
Email: [email protected]
Để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất! Miễn phí 24/7