Tuyệt chiêu 'hô biến' hàng dỏm thành sâm núi Ngọc Linh
Ai cũng biết sâm núi Ngọc Linh được xem là một thần dược chăm sóc sức khỏe, nhưng ít ai biết rằng thủ đoạn làm giả sâm Ngọc Linh đang ngày càng tinh vi hơn.
Dùng củ tam thất chế thành sâm núi Ngọc Linh
Nói tới tình trạng sâm Ngọc Linh giả, ông Nguyễn Đình Triều, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại dược sâm Quảng Nam cho biết, hiện nay, trên địa bàn 2 tỉnh Quảng Nam và Kon Tum xuất hiện nhiều thương lái, chủ yếu từ các tỉnh phía Bắc vào bán củ Tam Thất, nhưng nói rằng đó là sâm núi Ngọc Linh. Đã có nhiều người bị mắc lừa, bỏ tiền triệu ra mua sâm giả.
Ông Triều còn tiết lộ thêm rằng, hiện nay không chỉ có việc lừa bán củ Tam Thất thành sâm núi Ngọc Linh mà ngay cả cây Tam Thất con cũng giả là sâm Ngọc Linh non.
Trước đó, Công an tỉnh đã vào cuộc đã phát hiện một đường dây tiêu thụ sâm Ngọc Linh giả liên tỉnh. Theo khai nhận của các đối tượng liên quan, nguồn củ đội lốt sâm Ngọc Linh thực chất là củ vũ diệp tam thất được đưa từ Trung Quốc vào tỉnh Kon Tum, nơi sản sinh ra sâm Ngọc Linh để “hô biến” thành sâm quý.
Công nghệ khá đơn giản là lấy củ vũ diệp tam thất có hình dáng giống sâm rồi ngâm trong nước pha từ sâm Ngọc Linh thật để có mùi sâm.
Loại này có giá chỉ vài trăm ngàn đồng, nhưng khi được “gắn mác” sâm Ngọc Linh, nó được “hét” giá tới vài chục triệu, thậm chí cả trăm triệu đồng 1kg. Thực tế, hiện nay ở Việt Nam gần như không còn sâm Ngọc Linh mọc tự nhiên nữa.
Cảnh giác sâm Ngọc Linh Trung Quốc
Trước đó, tại huyện Đắk Tô, KomTum cũng có nhiều đại lý cung cấp sâm và dễ dàng hỏi mua được sâm Ngọc Linh với số lượng bao nhiêu cũng có. Khi được hỏi về nguồn gốc, hầu hết người bán đều cho rằng họ mua từ những người đi đào về hoặc sâm trồng đem bán.
Thế nhưng, theo một chủ DN ở TP Kon Tum chuyên kinh doanh về các loại sâm, phần lớn sâm Ngọc Linh trên thị trường là hàng giả. Trong đó, loại giả y như thật ít gặp là một loại sâm có ở vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc, cùng chi Panax (nhân sâm), thành phần giống sâm Ngọc Linh tới 97%.
Bơm hóa chất vào sâm giả để để tạo mùi như thật
Theo ông Nguyễn Đình Hồng, người có 15 năm kinh nghiệm trồng Sâm Ngọc Linh tại KomTum cho biết, chiêu trò làm giả sâm Ngọc Linh còn tinh vi đến mức dùng xác sâm thật rồi bơm hóa chất để lừa bán. Những đối tượng này mua một số loại máy ly tâm để chiết lấy tinh chất sâm từ củ, bán cho các công ty dược. Phần xác sâm còn lại đã mất hết tinh chất, không còn giá trị dinh dưỡng nhưng được bơm các chất hóa học để sâm có mùi thơm, vị ngọt, cân nặng như sâm thật.
Đối với sâm Ngọc Linh thật, nếu bạn dùng sai cách hoặc quá liều lượng thì các dấu hiệu đối với sức khỏe không quá nghiêm trọng, chỉ dừng lại ở các phản ứng bất thường, sẽ hết sau vài giờ. Những loại sâm giả nếu dùng lâu ngày có thể khiến người dùng nhiễm độc hóa chất, gây ngộ độc, thậm chí là ung thư, có thể gây tử vong đối với người dùng.
Như vậy hiện trạng sâm giả ngày nay vô cùng nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế và sức khỏe của người dùng. Vì vậy để bảo vệ chính bản thân mình và những người thân, đồng thời tránh lãng phí về kinh tế thì người dùng cần thận trọng khi mua sâm Ngọc Linh. Tuyệt đối chỉ nên mua khi sâm Ngọc Linh đã được công bố chất lượng sản phẩm và đảm bảo rõ nguồn gốc.
Theo: An Dương - An Chi Phương t/h.
Bài viết khác cùng chuyên mục
Lực lượng Quản lý thị trường TP.HCM phát hiện gần 11 tấn thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, trong đó có nguyên liệu làm bánh Trung thu không đảm bảo an toàn vệ sinh.
Khăn ướt là một trong những sản phẩm tiện dụng và thích hợp với mọi người, mọi lứa tuổi. Hiện nay trên thị trường, khăn ướt đa dạng về mẫu mã, chủng loại và giá thành.
Sản phẩm không chứa hóa chất an toàn cho da, cho sức khỏe con người luôn là sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu.
Hiện nay, nước giặt hữu cơ với thành phần thiên nhiên giúp đánh bay vết bẩn cứng đầu, giữ áo quần thơm lâu và không chứa hóa chất độc hại được nhiều người tin dùng cũng như không gây tác động xấu cho môi trường nước khi được thải ra ngoài. Vậy sản phẩm giặt quần áo bằng chất hữu cơ là gì?
Thực trạng rau củ quả chứa hóa chất độc hại tràn lan trên thị trường Việt Nam đã khiến người tiêu dùng hoang mang và lo sợ. Hơn nữa, họ vô cùng lúng túng trong cách nhận biết rau củ quả sạch với rau củ quả nhiễm độc. Vậy cách nào để nhận biết rau quả có hóa chất? Làm sao để chọn lựa rau quả an toàn vệ sinh thực phẩm?