Những thủ tục liên quan khi xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm bạn nên biết
Theo quy định của Pháp luật Việt Nam, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là không thể thiếu nếu muốn kinh doanh các dịch vụ ăn uống như: nhà hàng, quán ăn, quán giải khát,... Tuy vậy, nhiều đơn vị đã và đang kinh doanh hiện nay vẫn chưa được cấp giấy phép quan trọng này.
Trong đó, có nhiều trường hợp do không nắm rõ những thủ tục cần thiết dẫn đến việc thời gian xin giấy vsattp kéo dài và không đạt kết quả. Do vậy, trong bài viết này An Chi Phương muốn chia sẻ đến bạn đọc những thủ tục liên quan khi xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cần biết.
Vì sao các đơn vị kinh doanh ăn uống phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm?
Như đã biết, vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đang là một trong những vấn đề “nóng” hiện nay. Do thực phẩm (cả thức ăn và nước uống) ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng, vì thế, các khâu từ vận chuyển, sơ chế, chế biến thành phẩm món ăn,... đều phải được thực hiện theo công đoạn nghiêm ngặt phù hợp VSATTP. Nhưng, dẫu vậy vẫn có không ít các đơn vị kinh doanh ăn uống không hợp vệ sinh, nguyên liệu thực phẩm không rõ nguồn gốc, tẩm hóa chất,... đã khiến tình trạng ngộ độc thực phẩm xuất hiện nhiều hơn, nhất là khi mà ngành kinh doanh thực phẩm đang phát triển “rầm rộ” như hiện nay.
Vì vậy, nhằm giúp người tiêu dùng an tâm hơn, các cơ quan chức năng đang ngày càng kiểm soát chặt chẽ vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống bằng việc ban hành các văn bản pháp luật như sau:
- Căn cứ Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010 Quốc hội ban hành: Quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong bảo đảm an toàn thực phẩm;
- Căn cứ Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm;
- Căn cứ Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 9 tháng 4 năm 2014 hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm;
Quy trình xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Như đã nói ở trên, nhiều đơn vị khi tiến hành xin giấy chứng nhận VSATTP nhưng không nắm rõ quy trình, thành phần hồ sơ,... nên thời gian làm việc lâu, thậm chí không đạt tiêu chuẩn để cấp giấy chứng nhận. Do vậy, An Chi Phương xin cung cấp Dịch vụ làm giấy VSATTP uy tín, đây là giải pháp tối ưu nhất giúp doanh nghiệp có trong tay giấy chứng nhận trong thời gian sớm nhất với chi phí thấp nhất.
Để bạn đọc nắm rõ hơn, chúng tôi xin chia sẻ quy trình làm giấy VSATTP tại An Chi Phương như sau:
Bước 1: Tư vấn các vấn đề liên quan đến thủ tục cấp phép VSATTP
- Khảo sát cơ sở, kiểm tra các hồ sơ và thông tin liên quan của doanh nghiệp;
- Tư vấn các vấn đề liên quan đến VSATTP;
- Tư vấn doanh nghiệp khắc phục các tồn tại về cơ sở vật chất: Sắp xếp quy trình theo nguyên tắc một chiều, dụng cụ, trang thiết bị, các điều kiện về tường, trần, nền, hệ thống điện, chất thải,...;
- Tư vấn và cùng doanh nghiệp hoàn thiện các thủ tục hành chính: Sổ lưu mẫu, sổ kiểm tra nguyên liệu đầu vào, sổ theo dõi chế biến,...;
Bước 2: Hoàn tất và tiến hành hồ sơ
Sau khi đã chắc chắn cơ sở đạt tiêu chuẩn, chúng tôi sẽ tiến hành hoàn tất hồ sơ và tiến hành nộp hồ sơ xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho doanh nghiệp. Tất nhiên, bước 1 là rất quan trọng quyết định thời gian ra giấy phép. Do đó, chúng tôi hy vọng Quý doanh nghiệp nên hợp tác chặt chẽ với chúng tôi.
Bước 3: Theo dõi và bàn giao
Sau khi đã nộp hồ sơ xin cấp giấy phép VSATTP, chúng tôi sẽ bám sát theo dõi và thông báo đến khách hàng trong suốt thời gian chờ cấp phép. Đến khi ra giấy chứng nhận, chúng tôi sẽ bàn giao giấy chứng nhận cho Quý doanh nghiệp.
Kết luận
Như vậy, An Chi Phương vừa chia sẻ đến bạn đọc quy trình xin giấy phép VSATTP của chúng tôi, nếu cần tư vấn thêm bạn đọc có thể liên hệ đến Hotline: 0988.618.198 hoặc Email: [email protected] để được hướng dẫn chi tiết miễn phí. Xin lưu ý thêm là đối với những đơn vị đã và đang kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có giấy chứng nhận VSATTP nếu bị phát hiện sẽ bị phạt rất nặng, có thể là phạt hành chính hoặc đóng cửa cơ sở theo Nghị định số 178/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm. Chúc các bạn thành công!
Nguồn: An Chi Phương.
Bài viết khác cùng chuyên mục
Bình sữa silicone nhập khẩu có cần phải công bố trước khi nhập hàng về Việt Nam tiêu thụ không? Hồ sơ công bố cần những gì để thực hiện? Sản phẩm này do cơ quan nào quản lý? Nếu sản phẩm đã có quy chuẩn riêng của nhà sản xuất có cần công bố lại khi nhập hàng về Việt Nam hay không?
Nước mắm bẩn đang làm nhiễu thị trường và làm ảnh hưởng không nhỏ đến các đơn vị sản xuất cũng như kinh doanh nước mắm? Vậy các đơn vị sản xuất nước mắm cần làm gì cho người tiêu dùng tin tưởng sử dụng sản phẩm của mình?
"Tôi muốn công bố chất lượng cho lô hàng sữa làm từ ca cao thì phải làm như thế nào? Nếu thuê dịch vụ công bố chất lượng của An Chi Phương thì bao lâu tôi có giấy chứng nhận công bố? Chi phí dịch vụ có cao không? Hãy cho tôi biết."
Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện việc đăng ký bản công bố chất lượng sản phẩm dễ dàng hơn, Công ty An Chi Phương cung cấp dịch vụ công bố chất lượng sản phẩm giá rẻ chuyên nghiệp, uy tín, tiết kiệm thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp.