Mắc những bệnh này tuyệt đối không được dùng nhân sâm
Nhân sâm được xem là 'thần dược' giúp bồi dưỡng và phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên, không phải lúc nào nhân sâm dùng cũng tốt, nhất là khi mắc những bệnh này tuyệt đối không được dùng đến nhân sâm.
Theo báo Dân Trí, hiện nay, trên thị trường nhân sâm được bán rất nhiều, đủ mọi dạng như hồng sâm, bạch sâm, rượu sâm, trà sâm, các loại mỹ phẩm có sâm...
Từ xa xưa, sâm đã được sử dụng như là phương thuốc thần hiệu trị được nhiều bệnh và đứng hàng đầu trong bốn vị thuốc bổ của đông y, đó là sâm, nhung, quế, phụ. Với Tây y, nhân sâm có tên khoa học là Panax Ginseng C.A.Meyer, họ nhân Sâm Araliaceae, họ ngũ gia bì.
Nhân sâm được Đông y xếp vào hàng thượng phẩm, nghĩa là vị thuốc có tác dụng tuyệt vời như đại bổ nguyên khí, ích huyết, sinh tân, định thần, ích trí…
Ngày nay các công trình nghiên cứu khoa học cho thấy tính chất dược lý của sâm rất đa dạng như: Tăng trí nhớ - học nhanh, nhớ lâu, chống stress thi cử; Bồi bổ sức khỏe, gia tăng sự hồi phục các chức năng của cơ thể, được xem là loại thuốc bổ toàn diện; Tăng sức đề kháng của cơ thể, kích thích cơ chế miễn dịch của cơ thể, giúp chống lại bệnh nhiễm trùng; Điều hòa huyết áp, tác dụng chống lão hóa tế bào, thúc đẩy quá trình sinh tổng hợp protein của tế bào mới.
Đặc biệt, báo Sức khỏe & Đời sống đưa tin, nhiều người cho rằng nhân sâm là loại thuốc bổ và mát, lại trị được bách bệnh. Đặc biệt trong những ngày hè nóng nực, nhiều phụ huynh đã mua nước sâm, trà sâm cho con uống để mong tiêu tan rôm sẩy, mụn nhọt hay bồi bổ để trẻ tăng cân. Thực ra nếu dùng không đúng và mắc một số bệnh sau tuyệt đối không được dùng nhân sâm sẽ gây ngộ độc làm bệnh nặng thêm, thậm chí gây chết người.
Người hay mất ngủ nhưng sức khỏe yếu mà muốn dùng sâm nên dùng buổi sáng với liều lượng thấp, khoảng 2-3g/ngày. Cần lưu ý không dùng lô sâm vì có tác dụng gây nôn. Không dùng kèm với vị lê lô và ngũ linh chi.
Trẻ em cơ thể yếu, kém ăn, chậm phát triển về thể lực và tinh thần có thể dùng nhân sâm, song không nên quá lạm dụng vì sẽ làm cho trẻ bị kích dục sớm. Ngoài ra người vị viêm ruột, viêm gan, viêm túi mật, sỏi mật, xơ mỡ động mạch, người bị di tinh, xuất tinh sớm... cũng không nên dùng nhân sâm.
Theo: An Dương - VietQ.
Bài viết khác cùng chuyên mục
Đằng sau những cây táo đỏ bonsai giá tiền triệu hút khách dịp Tết Mậu Tuất 2018 là những sự thật mới được người bán tiết lộ.
Ai cũng biết sâm núi Ngọc Linh được xem là một thần dược chăm sóc sức khỏe, nhưng ít ai biết rằng thủ đoạn làm giả sâm Ngọc Linh đang ngày càng tinh vi hơn.
Lực lượng Quản lý thị trường TP.HCM phát hiện gần 11 tấn thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, trong đó có nguyên liệu làm bánh Trung thu không đảm bảo an toàn vệ sinh.
Ốc là một trong những món ăn vặt thu hút rất nhiều “tín đồ”, đặc biệt là giới trẻ. Vào những ngày trời lạnh, được cùng cả nhà quay quần bên nồi ốc luộc nóng hỏi, nước chấm mặn mặn cay cay,… thì thật tuyệt vời.