Các thực phẩm thông thường người tiểu đường nên tránh
Tiểu đường có thể gây ra các triệu chứng như đi tiểu thường xuyên, khát nước, mệt mỏi, đói quá mức, giảm cân hoặc tăng cân bất thường, suy giảm khả năng tình dục, chậm liền vết thương, ... Vì vậy, khi bị tiểu đường nên tránh những thực phẩm dưới đây để khiến các triệu chứng tiểu đường không trở nên trầm trọng
Đái tháo đường còn gọi là bệnh tiểu đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat, mỡ và protein khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể. Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư,...
Tiểu đường có thể gây ra các triệu chứng như đi tiểu thường xuyên, khát nước, mệt mỏi, đói quá mức, giảm cân hoặc tăng cân bất thường, suy giảm khả năng tình dục, chậm liền vết thương, ... Vì vậy, khi bị tiểu đường nên tránh những thực phẩm dưới đây để khiến các triệu chứng tiểu đường không trở nên trầm trọng:
1.Bánh mì trắng, mì ống: chứa lượng carbohydrat cao không tốt với những người bị tiểu đường vì nó có thể làm tăng mức đường huyết.
2.Sữa chua có bổ sung hương liệu: chứa nhiều đường, thậm chí là đường nhân tạo, vì vậy nó có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng tiểu đường.
3.Nhiều loại ngũ cốc ăn sáng: được làm ngọt và cho thêm hương vị có thể làm tăng đường huyết vì vậy nếu bạn bị tiểu đường bạn cần tránh hoàn toàn.
4.Mật ong: chứa nhiều sucrose có thể khiến các triệu chứng bệnh nặng hơn.
5.Quả khô: hàm lượng đường trong quả khô có xu hướng tập trung lại trong quá trình sấy vì vậy nó có thể gây hại cho bệnh nhân tiểu đường.
6.Khoai tây chiên: có thể không chứa đường nhưng lại giàu chất béo và hàm lượng carbon hydrate. Nó có thể đẩy mức đường huyết của bạn lên cao và làm các triệu chứng tiểu đường xấu đi.
7.Rượu, bia, những loại đồ uống có cồn, các thực phẩm có chứa chất kích thích: Đây là những loại đồ uống mà các bệnh nhân tiểu đường tuyệt đối tránh xa, bởi những thức uống này khi kết hợp cùng các loại thức ăn có đường khác sẽ khiến cho lượng đường trong máu gia tăng nhanh mà không kiểm soát được.
8.Cơm: Hàm lượng tinh bột có trong gạo trắng rất cao, thế nên khi người tiểu đường ăn nhiều cơm trắng đồng nghĩa với việc mức độ insulin gia tăng. Vì vậy khi bị tiểu đường bạn chỉ nên ăn ít cơm trắng và có thể thay bằng gạo lứt hoặc các loại ngũ cốc có lợi khác.
9.Thịt mỡ: Thịt mỡ là loại thực phẩm chứa nhiều cholesterol và chất béo bão hòa. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng ăn những loại thịt nhiều mỡ có thể bị mắc các bệnh như tiểu đường, béo phì và tim mạch.
Người bệnh tiểu đường cần phải ăn kiêng khá ngặt nghèo, có chế độ ăn uống hợp lý như: Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày, không nên thay đổi quá nhanh cũng như khối lượng các bữa ăn, ăn uống điều độ, đúng giờ, không nên để quá đói hoặc ăn quá no. Ngoài ra người bệnh không nên lười vận động, cần dành khoảng 30 - 45 phút mỗi ngày để tập luyện một số môn thể thao phù hợp với sức khỏe. Đây được xem là một phương pháp rất tốt giúp hạn chế các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Bài viết khác cùng chuyên mục
Những phụ nữ Pháp luôn sở hữu nét đẹp rạng ngời, là niềm ao ước của bao cô nàng. Vậy, hãy cùng An Chi Phương khám phá bí quyết dinh dưỡng giúp họ luôn xinh đẹp rạng ngời bạn nhé!
Sử dụng núm ty thường xuyên có thật sự tốt cho bé hay không? Sử dụng núm ty như thế nào mới an toàn cho bé? An Chi Phương chi sẻ một số cách sử dụng núm ty an toàn cho bé như sau:
Cá là món ăn rất phổ biến và có lợi cho sức khỏe. Mỗi tuần bạn nên ăn cá 2-3 bữa để bảo đảm sức khỏe và cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể. ACP xin chia sẻ công dụng sản phẩm cá như sau:
Cách dùng màng bọc thực phẩm cũng quan trọng như việc lựa chọn màng bọc thực phẩm an toàn. Vậy màng bọc thực phẩm có những công dụng gì? An Chi Phương xin chia sẻ những mẹo vặt hữu ích sau: