Mách bạn mẹo chế biến yến sào đúng cách không lãng phí

Mách bạn mẹo chế biến yến sào đúng cách không lãng phíTổ yến là thực phẩm rất bổ dưỡng và được coi là cao lương mỹ vị dâng lên vua chúa ngày xưa. An Chi Phương xin mách bạn mẹo chế biến yến sào đúng cách không lãng phí
Tổ yến là thực phẩm rất bổ dưỡng và được coi là cao lương mỹ vị dâng lên vua chúa ngày xưa. Ngày nay, tổ yến được bán khá phổ biến, người có nhu cầu có thể dễ dàng tìm mua. Nhưng liệu bạn đã biết cách dùng tổ yến như thế nào là đúng cách để hấp thu hết các chất dinh dưỡng? Vì nếu dùng không đúng liều lượng sẽ trở nên phản tác dụng. Bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây để trả lời thắc mắc này nhé!

ĂN YẾN SÀO BAO NHIÊU LÀ ĐỦ?

Để trả lời chính xác cho câu hỏi này thì rất khó. Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người: người khỏe mạnh hay mang bệnh, người già hay trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hay thiếu nữ, nam hay nữ và tùy vào từng độ tuổi khác nhau… mà có khẩu phần ăn yến sào khác nhau.

1/ Dùng Yến sào theo cơ địa mỗi người:

- Đối với người có thể trạng và sức khỏe bình thường:
 
Có thể dùng yến sào 1 - 2 lần/tuần sẽ duy trì một tinh thần và thể trạng tốt để làm việc trong môi trường căng thẳng. Hoặc việc sử dụng ít nhất 1 lần/tuần để đảm bảo sức khỏe.
 
- Đối với người vừa ốm dậy, thể trạng yếu hoặc làm việc nhiều, stress:
 
Có thể dùng yến sào 2-3 lần/tuần giúp trí não của bạn hoạt động tốt và vượt qua những giai đoạn này. Chú ý: Tổ yến sào là một loại thức ăn dinh dưỡng có protein và đạm khá cao, nên khi người dân sử dụng nhiều, cơ thể sẽ không hấp thụ được hết các chất đó. Theo phản xạ tự nhiên thì những chất thừa sẽ đi ra ngoài cơ thể theo đường tiêu chảy hoặc nôn mửa.
 
mach-ban-meo-che-bien-yen-sao-dung-cach-khong-lang-phi 4
Yến sào - tuyệt phẩm dành cho vua chúa và các bậc vương giả.

2/ Dùng Yến sào theo độ tuổi:

- Đối với trẻ sơ sinh (từ 0-12 tuổi): Đây là giai đoạn phát triển đầu đời của bé, hệ tiêu hóa của trẻ chưa thực sự hoàn thiện dễ mắc bệnh do chịu tác động khách quan của thiên nhiên và môi trường. Do đó, các mẹ không nên cho bé dùng yến sào mà chỉ nên nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên và cho bé ăn dặm những thực phẩm dễ tiêu hóa.
 
- Trẻ từ 1-3 tuổi (12 đến 36 tháng tuổi): Giai đoạn này bé có thể dùng yến sào nhưng với lượng ít để hệ tiêu hóa của bé quen dần. Tốt nhất là nên xay yến nhuyễn trộn chung với sữa cho bé dùng. Việc dùng yến đều đặn và thường xuyên sẽ cũng cố hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng, chống lại các bệnh về hô hấp, và phát triển trí não của trẻ nhỏ.
 
- Trẻ từ 3-10 tuổi: Giai đoạn này là trẻ phát triển nhanh về thể trọng và trí não. Trong yến sào có hàm dinh dưỡng cao, cùng các khoáng chất đa vi lượn giúp trẻ tăng hệ miễn dịch giúp trẻ ngăn ngừa các bệnh do thời tiết.
 
- Đối vớ người trưởng thành:
 
+ Đặc biệt với phụ nữ khi sử dụng thường xuyên sử dụng sẽ giúp cho làn da hồng hào, khỏe mạnh hơn, khả năng chống lão hóa da, làm da mịn màng, giữ mãi sự trẻ trung và ngăn ngừa nếp nhăn. Ngoài ra cả nam và nữ đều được cải thiện hiệu quả các cơ quan nội tạng. Tổ yến có khả năng cải thiện chức năng của thận, phổi và tim.
 
+ Phụ nữ đang mang thai: Sử dụng tổ Yến có thể cung cấp cho cơ thể một lượng dinh dưỡng phong phú, giúp tăng cường sức khỏe cho cả mẹ lẫn bé
 
+ Người già: Yến sào chứa các nguyên tố vi lượng cần thiết bồi dưỡng cho người già. Yến sào giàu canxi và sắt, có các nguyên tố có lợi cho thần kinh và trí nhớ như mangan, brôm, đồng, kẽm. Giúp cho người già sự minh mẫn và có những giấc ngủ ngon,…
 
+ Người bệnh: Tổ Yến có hàm lượng dinh dưỡng cao cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể, cần thiết cho bệnh nhân sau phẫu thuật vì có hàm lượng protein cao, giúp bệnh nhân mau hồi phục sức khoẻ

CÁCH CHẾ BIẾN YẾN SÀO:

Tổ yến chưng đường phèn là cách chế biến tổ yến sào tốt nhất. Đây là phương pháp được nhiều người áp dụng và cho công dụng rất tốt giúp tổ yến giữ nguyên được các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất quan trọng có trong tổ yến.
 

1) Tổ yến chưng đường phèn

Bước 1: Tổ yến sau khi mua về nếu là tổ yến thô cần sơ chế sạch lông và tạp chất. Nếu là yến tinh chế cần ngâm nước khoảng 20 phút rồi vớt ra để ráo.
Bước 2: Cho tổ yến đã làm sạch vào một chén ăn cơm hoặc thố nhỏ, đổ nước vào chén, lượng nước đủ ngập yến nhưng không quá đầy để khi chưng yến nở không bị trào ra ngoài.
Bước 3: Đặt chén hay thố nhỏ ở trên vào nồi đã chuẩn bị, đổ nước vào nồi cho vừa ngập ¼ thân của chén.
Bước 4: Đậy nắp nồi, cho lửa vừa đủ đến khi nước sôi thì nhỏ lửa lại, thời gian chưng thông thường là 20 phút. Tuy nhiên thời gian có thể khác nhau theo từng loại.
Bước 5: Sau khi kiểm tra thấy yến đạt độ mềm cần thiết thì tắt lửa sau đó tiến hành cho đường phèn vào. Dùng yến nóng hay lạnh đều được, có thể thêm 2 lát gừng để khử mùi tanh và thêm phần thơm ngon cho chén yến. Ngoài tổ yến chưng đường phèn, còn rất nhiều món ăn từ yến sào tốt cho sức khỏe như:

2) Cháo yến sào nếp than

Yến sào và nếp than là 2 loại thực phẩm bổ dưỡng cho cơ thể. Yến Sào tốt cho cở thể suy nhược, mệt mỏi, biếng ăn… Còn nếp than thì lại chống ung thư, cung cấp nhiều chất sắt… hai loại thực phẩm này kết hợp với nhau để chế biến ra món ăn bổ dưỡng, bổ máu an thần, rất thích hợp cho người thiếu máu.

3) Yến hầm sữa tươi

mach-ban-meo-che-bien-yen-sao-dung-cach-khong-lang-phi 2
 
Yến hầm sữa tươi với hai thành phần chính là sữa tươi và yến sào. Là món ăn giàu dinh dưỡng mà còn phòng ngừa nhiều bệnh, đặc biệt là giúp làm đẹp da hiệu quả.

4) Tổ yến tiềm gà ác thuốc bắc

Đây là món ăn hỗ trợ cơ thể bồi bổ hạn chế suy nhược. Người cao tuổi nhờ hương vị thơm ngon đặc trưng và khả năng phục hồi suy nhược trong thời gian ngắn. Đối với những người mắc các bệnh như ung thư, hô hấp hay các bệnh mạn tính cũng có thể sử dụng.
 
 
Tags:

Bài viết khác cùng chuyên mục

Nếu xuất hiện những dấu hiệu này bạn phải ăn rau xanh nhiều hơn
Các loại rau xanh là loại thực phẩm quen thuộc trong mỗi bữa ăn. Không chỉ giúp bữa cơm trở nên hấp dẫn hơn, rau xanh còn rất tốt cho sức khỏe do chứa nhiều Vitamin và chất xơ.
Tết này, tự làm lạp xưởng thơm ngon tại nhà
Lạp xưởng là sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam từ rất lâu đời. Đây là món ăn mà hầu hết người Việt nào cũng biết đến ngoài cách dùng như một món ăn thông thường sau khi được hấp, nướng hoặc chiên, lạp xưởng còn được dùng như một nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn khác. Đặc biệt trong dịp tết cổ truyền của người Việt. Lạp xưởng là một món ăn không thể thiếu không những vì có giá trị dinh dưỡng cao, mùi vị thơm ngon mà thời gian bảo quản tương đối dài và dễ chế biến.
Tác dụng của nhân sâm củ Hàn Quốc đối với sức khỏe con người
Từ thời xa xưa, nhân sâm đã là vị thuốc bổ dành riêng cho nhà vua và dòng dõi hoàng tộc, giúp bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe hiệu quả. Đến nay, tác dụng của nhân sâm củ Hàn Quốc với cơ thể con người rất lớn, được sử dụng rộng rãi trong Đông y và Tây y.
Các sản phẩm từ nho và công dụng từ nho
Nho có nguồn gốc từ miền ôn đới thuộc Châu Âu, sau đó lan rộng ra các khu vực châu lục khác trên thế giới. Cây nho được du nhập vào tỉnh Ninh Thuận - Việt Nam từ những năm 1960. Ninh Thuận là một tỉnh ở cực Nam Trung Bộ, vùng khô hạn nhất nước, khí hậu nhiệt đới gió mùa với các đặc trưng là khô nóng, gió nhiều, bốc hơi mạnh và không có mùa đông. Nơi đây đã hình thành một vùng nho điển hình và tập trung lớn nhất cả nước.
Bài viết nổi bật
Sử dụng núm ty thường xuyên có thật sự tốt cho bé hay không? Sử dụng núm ty như thế nào mớ...
Dịch vụ nổi bật
Doanh nghiệp sản xuất Bánh gạo trong nước, muốn mở rộng thị trường sang các nước khác, phả...
Bên cạnh vai trò đặc biệt quan trọng của giáo viên trực tiếp dạy, chăm sóc trẻ thì bếp ăn ...
Cơ sở sản xuất sản xuất bánh kẹp cốt dừa cần thực hiện xin giấy phép an toàn thực phẩm để ...
Tủ lạnh chúng ta thường lưu trữ đa dạng các loại thực phẩm từ thực phẩm sống đến thực phẩm...
Theo Thông tư 19/2012/TT-BYT yêu cầu kèm theo mỗi hồ sơ tự công bố là Doanh nghiệp phải đí...
  • Slider
Chia sẻ lên mạng xã hội