Mỗi ngày chúng ta đều tiếp xúc với 'ổ vi khuẩn' trong nhà mà không hề hay biết

Theo PGS. TS. Nguyễn Đức Hoàng, GĐ Trung tâm Khoa học và Công nghệ sinh học, Đại học Khoa học tự nhiên chia sẻ trên Zing.vn, khi tiếp xúc với chăn, ra, gối, nệm cơ thể thường để lại mồ hôi, các chất bài tiết qua da, tế bào chết, vi khuẩn từ da, tóc... Ngoài ra, các bào tử vi sinh vật tồn tại trong không khí cũng có thể rơi lên giường.
Chăn, ra, gối, nệm nhiễm mồ hôi, dịch tiết, ẩm ướt và bụi bẩn là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi, phát triển. Ở tuần đầu tiên, trên gối xuất hiện 1,5 triệu tế bào vi khuẩn trên mỗi cm2, sang tuần thứ 4 con số này tăng lên đến 5 triệu tế bào/cm2.
Cũng theo TS Hoàng, có 2 loại vi khuẩn thường gặp nhất và ảnh hưởng đến sức khỏe con người đó là vi khuẩn E. coli và Staphylococus aureus, nếu đạt đến mật độ cao có khả năng gây ra các bệnh về da như dị ứng, ghẻ, hắc lào, mẩn ngứa…
Staphylococcus aureus gây ra nhiều bệnh nhiễm trùng, tạo mủ và gây độc ở người. Nghiêm trọng hơn là dẫn đến viêm phổi, viêm ngực, viêm tĩnh mạch, viêm màng não, nhiễm trùng tiểu hoặc những bệnh nguy hiểm khác như viêm xương tủy, viêm màng trong tim.
Không chỉ vậy, ngoài 2 nhóm vi khuẩn thường gặp trên giường của bạn còn có các nhóm vi khuẩn khác là nhóm E. coli O157:H7 sản sinh độc tố Shiga gây nôn mửa, đau bụng, sốt, mệt mỏi. Nếu E. coli xâm nhập các cơ quan khác như não và thận, chúng sẽ phá hủy các bộ phận này và khiến bệnh nhân tử vong.
Nấm Aspergillus spp. có thể phát triển trong khoang phổi bằng cách kết hợp với các bạch cầu và các cục máu đông, gây nên bệnh nấm phổi, viêm phổi, viêm các xoang.
Nấm mốc Cladosporium spp có thể gây dị ứng, hen suyễn và suy giảm miễn dịch. Qua thời gian dài, các triệu chứng nghiêm trọng hơn có thể phát triển như viêm tai, chảy máu mũi, đau khớp nhưng không sưng.
Nấm men Candida pagapsilosis có khả năng gây bệnh nếu da bị thương. Cụ thể, nơi tổn thương chỗ trầy da sẽ phù, xuất hiện dạng ban đỏ và đóng vảy, kèm theo mụn mủ rải rác.
Trên đây chỉ là một trong số nhiều loại vi khuẩn có thể tồn tại ngay trên giường của bạn, ngoài ra còn có thêm các loại “ký sinh trùng” khác như: chấy, rệp giường, mạt bụi…. Và để đảm bảo sức khỏe của bạn, nên thường xuyên giặt giũ định kỳ chăn, ra, gối, nệm, phơi khô ráo là cách tốt nhất để giảm vi sinh vật.
Theo: Ngọc Nga - An Chi Phương t/h.
Bài viết khác cùng chuyên mục
Nước vo gạo là một trong những sản phẩm làm đẹp tự nhiên và thông dụng nhất. Nước vo gạo không những có tác dụng làm đẹp cho phụ nữ mà còn có những công dụng khác ít ai ngờ tới. Vậy công dụng của nước vo gạo là gì?
Bánh Trung thu là loại bánh rất ngon và được nhiều người ưu thích. Tuy nhiên, dưới đây là 4 kiểu ăn bánh Trung Thu không đúng cách bạn cần loại bỏ ngay.
Ẩn sau lớp vỏ sần sùi, gai góc, quả dứa chứa nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe của chúng ta như có thể chống lại nhiễm trùng dạ dày, táo bón, khó tiêu, viêm khớp và viêm xoang. Ngoài ra, nước dứa tươi chứa đầy đủ các vitamin, enzyme và khoáng chất… là những chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể.
Cha mẹ nào cũng mong muốn con mình có được cơ thể khỏe mạnh, chiều cao lý tưởng đặc biệt là trí thông minh. Theo nhiều chuyên gia nghiên cứu đã chỉ ra yếu tố dinh dưỡng quyết định rất lớn tới sự phát triển toàn diện của trẻ. Dưới đây là những thực phẩm bạn cần bổ sung vào thực đơn hàng ngày để đảm bảo cho con bạn luôn được cung cấp đủ dinh dưỡng và phát triển một cách tốt nhất.