Cần lưu ý những gì khi quảng cáo thực phẩm chức năng?
Theo nghị định 181/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành quy định về nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng tại [Điều 5 - Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm] như sau:
Chưa bao giờ mà các sản phẩm thực phẩm chức năng (TPCN) phát triển “rầm rộ” như hiện nay, bên cạnh những sản phẩm được sản xuất trong nước, sản phẩm nhập khẩu,… thì những sản phẩm vào Việt Nam theo con đường “xách tay” là khá phổ biến. Song, đặc điểm chung của nhiều sản phẩm TPCN hiện nay là được quảng cáo như “thần dược”, đưa thông tin sai lệch cho người tiêu dùng.
Trước tình trạng đó, các cơ quan chức năng buộc phải đưa ra những quy định nghiêm ngặt hơn về nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng. Theo đó, nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng phải phù hợp với Giấy tiếp nhận bảng công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
Vậy, quảng cáo thực phẩm chức năng cần phải bao gồm những nội dung gì?
Theo nghị định 181/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành quy định về nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng tại [Điều 5 - Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm] như sau:
1. Nội dung quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải phù hợp với Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
2. Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải có các nội dung sau đây:
a) Tên thực phẩm, phụ gia thực phẩm;
b) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.
3. Quảng cáo thực phẩm chức năng phải thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này và các nội dung sau đây:
a) Tác dụng chính và các tác dụng phụ (nếu có);
b) Khuyến cáo “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.
4. Không được quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.
5. Quảng cáo thực phẩm chức năng trên báo nói, báo hình phải đọc rõ ràng nội dung quy định tại Điểm a Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
Như vậy, quy định trên đã nêu rõ nội dung quảng cáo TPCN phải bao gồm: Tên sản phẩm; Tên/Địa chỉ của tổ chức/cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường; Tác dụng chính và tác dụng phụ (nếu có); Dòng khuyến cáo “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” (cái này thì chúng ta vẫn thường nghe trên báo đài và thấy trên nhãn sản phẩm). Điều quan trọng là không được quảng cáo sai sự thật, nói quá công dụng của sản phẩm, gây hiểu lầm cho người tiêu dùng.
Tôi có thể công bố chất lượng thực phẩm chức năng ở đâu?
Công bố chất lượng cho sản phẩm chức năng không phải là một việc làm dễ dàng. Nhập sản phẩm đã khó, việc công bố chất lượng lại càng khó hơn bởi sẽ tiêu tốn của bạn rất nhiều thời gian, công sức. Đó là tiền đề để các công ty dịch vụ ra đời.
Song, chính sự ra đời như “nấm mọc sau mưa” của công ty dịch vụ như hiện nay lại gây cho bạn sự “hoang mang” khi lựa chọn và cũng không ít công ty làm việc kém chất lượng “tiền mất tật mang”. Chính vì thế, công ty An Chi Phương chúng tôi ra đời nhằm giúp bạn sở hữu giấy chứng nhận công bố chất lượng nhanh chóng với chi phí tối ưu nhất. Với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực, chúng tôi luôn cam kết chất lượng và uy tín với khách hàng của mình.
Và, lựa chọn thuộc về bạn!
Nguồn: An Chi Phương t/h.
Bài viết khác cùng chuyên mục
Có lẽ bạn đã từng nghe nhiều về tiêu chuẩn HACCP nhưng vẫn chưa hiểu cụ thể đó là gì? Trong bài viết này, An Chi Phương xin chia sẻ rõ hơn về tiêu chuẩn này, cũng như các bước xây dựng tiêu chuẩn HACCP.
Việc quản lý các tài sản trí tuệ của một doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là việc xác lập các quyền sở hữu trí tuệ một cách chính thức thông qua các cơ quan sở hữu trí tuệ quốc gia. Các quyền đối với sáng chế và nhãn hiệu sẽ không có giá trị trừ khi chúng được khai thác một cách tương xứng. Hơn nữa, một số tài sản trí tuệ của công ty không bắt buộc phải đăng ký như thường lệ mà lại cần đến những biện pháp bảo hộ khác (ví dụ các hợp đồng bảo mật).
Theo nguồn tin mới đây cho biết, kể từ cuối năm 2017 này các hộ gia đình sẽ không còn được sản xuất rượu thủ công. Để sản xuất, đối tượng phải là doanh nghiệp, hợp tác xã thành lập theo quy định pháp luật. Bên cạnh đó còn phải đảm bảo đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm và ghi nhãn hàng hóa rõ ràng theo đúng quy định.
Thực phẩm nói chung là những vật chất cần thiết cho sự sống của con người. Không chỉ dừng lại ở việc cung cấp nguồn dinh dưỡng chính cho cơ thể con người, mà ngày nay thực phẩm còn đáp ứng cả về nhu cầu thưởng thức và giải trí của con người.