Các cơ sở sản xuất và kinh doanh nước đá cần chú ý những quy định mới nào?

Các cơ sở sản xuất và kinh doanh nước đá cần chú ý những quy định mới nào?Một số vi phạm thường thấy ở các cơ sở này là: sử dụng nguồn nước ngầm chưa qua xử lý hoặc quy trình xử lý nước ngầm chưa đảm bảo an toàn cũng như thiếu chế độ vệ sinh cơ sở, chưa trang bị phòng thay bảo hộ lao động cho nhân viên.
Nước đá (hay đá lạnh) từ lâu đã không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Sự ra đời của những viên đá “bi” đã mang đến nhiều sự tiện lợi hơn cho người tiêu dùng. Có thể thấy, nước đá xuất hiện ở hầu hết các quán ăn uống từ những quán nước mía ven đường, đến những quán trà sữa, đến cả những quán cà phê sang “chảnh”.

Tình trạng nước đá nhiễm bẩn tràn ngập trên thị trường

Tuy nhiên, chính sự ưa chuộng của người tiêu dùng và nhằm mục đích gia tăng lợi nhuận mà nhiều doanh nghiệp đã sẵn sàng cho ra hàng loạt nước đá “bẩn” không đảm bảo điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trình sản xuất và bán ra thị trường. Thật không khó để tìm thấy những đoạn video ngắn về tình trạng sản xuất nước đá bẩn trên Internet hiện nay.
 
Một số vi phạm thường thấy ở các cơ sở này là: sử dụng nguồn nước ngầm chưa qua xử lý hoặc quy trình xử lý nước ngầm chưa đảm bảo an toàn cũng như thiếu chế độ vệ sinh cơ sở, chưa trang bị phòng thay bảo hộ lao động cho nhân viên. Bên cạnh đó, các thiết bị dụng cụ để sản xuất và tiếp xúc thực phẩm như bao bì chứa đựng chưa thật sự đảm bảo. Ngoài ra, nhiều cơ sở còn thiếu chế độ vệ sinh kho thành phẩm, thiếu kệ (pallet) để kê sản phẩm lên cao, thiếu thiết bị giám sát điều kiện kho thành phẩm.
 
cac-co-so-san-xuat-va-kinh-doanh-nuoc-da-can-chu-y-nhung-quy-dinh-moi-nao

Cơ sở sản xuất và kinh doanh nước đá cần chú ý những quy định nào?

Có thể nói, nước đá là loại thực phẩm trực tiếp gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng, nên để có được sản phẩm nước đá đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đòi hỏi người sản xuất, kinh doanh phải nghiêm túc thực hiện đúng các quy định mà pháp luật ban hành.

Thứ nhất - Cơ sở vật chất và trang thiết bị dụng cụ

Tại điều 4, điều 5 (đối với cơ sở sản xuất) và điều 6, điều 7 của Nghị định 67/2016/NĐ-CP được Chính Phủ ban hành ngày 1/7/2016 quy định rõ về “điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế”.
 
cac-co-so-san-xuat-va-kinh-doanh-nuoc-da-can-chu-y-nhung-quy-dinh-moi-nao

Thứ hai - Về con người

Tuân thủ các điều kiện quy định tại điều 3 (đối với cơ sở sản xuất) và điều 7 (đối với cơ sở kinh doanh) Thông tư 15/2012/TT-BYT ngày 12/9/2012 quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm của Bộ Y tế.

Thứ ba - Về nguồn nước sử dụng trong sản xuất nước đá dùng liền

Đối với nguồn nước máy do cơ quan quản lý cho phép: Nguồn nước do các nhà máy cung cấp nước cho người tiêu dùng phải đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2009/BYT đối với nguồn nước dùng ăn uống. Đơn vị sử dụng nước phải thường xuyên vệ sinh thiết bị lọc, thiết bị chứa đựng nhằm đảm bảo vệ sinh trong quá trình sử dụng.
 
Đối với nguồn nước ngầm: Nếu sử dụng nhằm mục đích sản xuất: phải xét nghiệm các chỉ tiêu được quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2009/BYT.

Kết luận

Từ những quy định kể trên, các doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi bị các cơ quan chức năng “sờ gáy”. Nếu trong quá trình làm thủ tục hồ sơ gặp khó khăn, hãy liên hệ An Chi Phương qua Hotline: 0988.618.198 để được hỗ trợ xử lý kịp thời.
 
Nguồn: An Chi Phương t/h.
 
Tags:

Bài viết khác cùng chuyên mục

Tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm và xử lý nghiêm vi phạm từ ngày 5/9
Nhằm giúp người dân đón một mùa Tết Trung thu 2017 vui khỏe và an toàn, từ ngày 5/9 các cơ quan sẽ kiểm tra an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm Tết Trung thu. Cụ thể, Cục An toàn thực phẩm yêu cầu các cơ sở kinh doanh tuyệt đối không được bán bánh trung thu quá hạn sử dụng, bánh bị mốc, hư hỏng,…
Cơ sở sản xuất nước uống đóng chai cần tuân thủ theo những điều kiện bắt buộc nào?
Kể từ năm 2016, tại Nghị định số 672017/NĐ-CP đã quy định rõ các điều kiện bắt buộc về sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y Tế mà các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai cần tuân thủ. Vậy, đó là những quy định gì?
CFS là gì? Vai trò của CFS trong xuất nhập khẩu?
CFS là viết tắt của Certificate Of Free Sale, còn được gọi là giấy chứng nhận lưu hành tự do. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về khái niệm cũng như vai trò của CFS qua bài viết ngắn dưới đây!
Những quan điểm sai về thương hiệu
Marketing, một trong những phương thức quản lý tiên tiến của con người trong thế kỷ hai mươi, đang được tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện. Một trong số các trường phái tiếp thị phát huy hiệu quả cao đó là Brand Marketing (Tiếp thị Thương hiệu) được các tập đoàn đa quốc gia hàng đầu sử dụng thành công tạo ra những lợi thế phát triển mạnh mẽ và bền vững.
Bài viết nổi bật
COA là cụm từ quen thuộc khi công bố chất lượng sản phẩm. Mặc dù vậy, nhiều doanh nghiệp v...
CFS là viết tắt của Certificate Of Free Sale, còn được gọi là giấy chứng nhận lưu hành tự ...
Như các bạn đã biết, vừa qua Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định số 15/2018/NĐ-CP h...
Việc đăng ký an toàn thực phẩm tại Ban ATTP không phải là điều quá khó khăn, nhưng quá trì...
Theo nghị định 181/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành quy định về nội dung quảng cáo thực p...
Dịch vụ nổi bật
Doanh nghiệp sản xuất Bánh gạo trong nước, muốn mở rộng thị trường sang các nước khác, phả...
Bên cạnh vai trò đặc biệt quan trọng của giáo viên trực tiếp dạy, chăm sóc trẻ thì bếp ăn ...
Cơ sở sản xuất sản xuất bánh kẹp cốt dừa cần thực hiện xin giấy phép an toàn thực phẩm để ...
Tủ lạnh chúng ta thường lưu trữ đa dạng các loại thực phẩm từ thực phẩm sống đến thực phẩm...
Theo Thông tư 19/2012/TT-BYT yêu cầu kèm theo mỗi hồ sơ tự công bố là Doanh nghiệp phải đí...
  • Slider
Chia sẻ lên mạng xã hội