[Tin nóng] Hộ gia đình không được sản xuất rượu thủ công kể từ cuối năm 2017
![[Tin nóng] Hộ gia đình không được sản xuất rượu thủ công kể từ cuối năm 2017](http://giayphepluuhanhtudo.com/uploads/news/[tin-nong]-ho-gia-dinh-khong-duoc-san-xuat-ruou-thu-cong-ke-tu-cuoi-nam-20172017929115644737.jpg)
Nghị định 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu
Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu. Theo đó, các tổ chức, cá nhân sản xuất rượu công nghiệp, rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh trong nước phải có giấy phép theo quy định được nêu trong Nghị định này.
Nghị định trên nêu rõ, các tổ chức, cá nhân được sản xuất rượu thủ công cung cấp cho doanh nghiệp phải có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp để chế biến lại được đăng ký với UBND cấp xã.
Để rượu được lưu hành hợp pháp ra thị trường, các doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục công bố chất lượng sản phẩm rượu. Đây là việc làm để đảm bảo về mặt pháp lý và đánh giá được chất lượng, cũng như vấn đề an toàn thực phẩm.

Muốn sản xuất rượu công nghiệp phải là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có day chuyền máy móc thiết bị theo quy mô, đảm bảo các điều kiện về an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường theo quy đình, có cán bộ chuyên môn phù hợp với ngành nghề,…
Cũng theo Nghị định này cho biết, Bộ Công Thương là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp có quy mô từ 3 triệu lít/năm trở lên và giấy phép phân phối rượu. Còn với quy mô sản xuất dưới 3 triệu lít/năm Sở Công Thương sẽ cấp giấy phép sản xuất và giấy phép buôn rượu trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế & Hạ tầng thuộc UBND Quân, Huyện, Thị xã, Thành phố trực thuộc tỉnh là cơ quan cấp giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, giấy phép bán lẻ và giấy phép tiêu dùng tại chỗ trên địa bàn.
Bạn đọc có thể xem đầy đủ Nghị định 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu tại đây.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh rượu gồm những gì?
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu theo mẫu đã quy định;
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện kinh doanh, quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường…
- Bản liệt kê tên hàng hóa rượu kèm theo bản sao nhãn hàng hóa rượu mà doanh nghiệp sản xuất hoặc dự kiến sản xuất.
Nhưng, để được cấp giấy phép kinh doanh rượu trong thời gian sớm nhất, doanh nghiệp hãy liên hệ Hotline: 0988.618.198 để được An Chi Phương tư vấn và thực hiện nhanh chóng.
Các hành trái quy định của pháp luật về kinh doanh rượu:
- Kinh doanh rượu không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung ghi trong giấy phép theo quy định.
- Sử dụng cồn thực phẩm không đáp ứng quy chuẩn, cồn công nghiệp hoặc nguyên liệu bị cấm khác để sản xuất, pha chế rượu.
- Cho thuê, mượn giấy phép kinh doanh rượu.
- Trưng bày, mua bán các loại rượu không có tem, nhãn đúng theo quy định của pháp luật; rượu không đảm bảo tiêu chuẩn, không có nguồn gốc rõ ràng.
- Bán rượu cho người dưới 18 tuổi; bán rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên qua mạng Internet; bán rượu bằng máy bán hàng tự động.
- Quảng cáo, khuyến mại rượu trái quy định của pháp luật.
Nguồn: An Chi Phương t/h.
Bài viết khác cùng chuyên mục
Có lẽ bạn đã từng nghe nhiều về tiêu chuẩn HACCP nhưng vẫn chưa hiểu cụ thể đó là gì? Trong bài viết này, An Chi Phương xin chia sẻ rõ hơn về tiêu chuẩn này, cũng như các bước xây dựng tiêu chuẩn HACCP.
COA là cụm từ quen thuộc khi công bố chất lượng sản phẩm. Mặc dù vậy, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa nắm rõ COA là gì và vì sao cần phải có khi tiến hành công bố.
Ngày nay, nước giải khát đã và đang trở thành một trong những mặt hàng thiết yếu của người tiêu dùng. Để kinh doanh mặt hàng này, chủ cơ sở cần phải có giấy vsattp thì mới đủ điều kiện kinh doanh hợp pháp.
Về phía doanh nghiệp, cần phải thực hiện việc đăng ký bản tự công bố chất lượng cho sản phẩm mà doanh nghiệp muốn kinh doanh để sản phẩm đó được phép lưu hành trên thị trường.