Những sai lầm khi sử dụng nước rửa chén

Những sai lầm khi sử dụng nước rửa chénCơ chế chung của nước tẩy rửa là dùng một số hóa chất có tác dụng tách những mảng bám hay những vết bẩn ra khỏi vật dụng, bề mặt chén đĩa. Nước rửa chén là một trong những sản phẩm thuộc hóa chất tẩy rửa được người nội trợ tin dùng và sử dụng thường xuyên. Nhưng nếu không biết cách sử dụng nước rửa chén một cách an toàn thì khả năng các hợp chất hóa học độc hại còn bám trên chén đĩa sẽ đi vào cơ thể khi sử dụng, gây ra những tác hại lớn đến sức khỏe.
Chắc hẳn mỗi ngày chúng ta đều sử dụng nước rửa chén từ 2 - 3 lần để làm sạch chén bát sau bữa ăn. Nước rửa chén phải có các thành phần hóa học nó mới có thể làm sạch dầu mỡ trên chén bát. Vì vậy, nếu sử dụng nước rửa chén không đúng cách hoặc những sản phẩm chưa qua công bố chất lượng bạn sẽ vô tình đưa hóa chất trực tiếp vào cơ thể mà không hề hay biết.
 
nhung-sai-lam-khi-su-dung-nuoc-rua-chen
 
Dưới đây là những sai lầm nhiều người rất hay mắc phải khi sử dụng nước rửa chén như:

1. Đổ nước rửa chén trực tiếp lên chén đĩa:

Nhiều người nghĩ rằng đổ trực tiếp dung dịch nước rửa chén đậm đặc lên chén đĩa thì hiệu quả tẩy rửa sẽ cao hơn. Đúng là như vậy, song các nhà nghiên cứu khuyến cáo không nên đổ nước tẩy rửa trực tiếp lên dụng cụ đựng thức ăn bởi làm như vậy vừa lãng phí mà khả năng sau khi tráng lại bằng nước sạch, lượng hóa chất còn sót lại trên bề mặt chén đĩa nhiều. Khi được tái sử dụng để đựng đồ ăn, các hóa chất còn sót lại trong đó sẽ thôi ra đồ ăn, đi vào cơ thể người, về lâu dài sẽ gây bệnh.

2. Sau khi rửa, chỉ tráng qua loa:

Một số bà nội trợ bận rộn thường viện lý do "không có thời gian" nên khi rửa chén thường chỉ tráng qua loa sao cho nhìn thấy không còn bọt chất tẩy rửa là được. 

3. Ngâm dụng cụ đựng thức ăn trong dung dịch nước rửa chén quá lâu:

Đừng thấy chén đĩa quá dơ mà bạn nghĩ rằng phải ngâm chúng trong nước tẩy pha loãng qua một đêm mới sạch hết được. Thực chất thời gian ngâm dụng cụ đựng thức ăn trong dung dịch tẩy rửa càng lâu thì nguy cơ các hóa chất đó ngấm vào chén đĩa càng cao. 

4. Dùng nước tẩy để rửa các dụng cụ bị sứt mẻ:

Chén, đĩa, hũ sứ bị nứt, khi dùng nước tẩy để rửa sạch, khả năng hóa chất còn bám lại trên bề mặt bị sứt mẻ rất cao. Dù tráng lại bằng nước cũng khó sạch triệt để.

5. Lấy quá nhiều nước rửa chén cho một lần sử dụng:

Đôi khi thấy chén dĩa quá dơ, bà nội trợ sợ rửa không sạch nên dùng một lượng lớn nước rửa chén để pha vào nước với nồng độ đậm đặc. Theo các nhà nghiên cứu, đúng là lượng nước tẩy rửa nhiều sẽ gia tăng hiệu quả làm sạch. nhưng "tác dụng phụ" của nó là rất khó rửa sạch hết hóa chất.

6. Dùng xà phòng/bột giặt để rửa chén:

Hầu hết thành phần chất hóa học được sử dụng trong xà phòng đều mang độc tính nhiều hơn nước rửa chén, thậm chí còn có một số hóa chất gây ung thư. Khi dùng bột giặt để rửa dụng cụ đựng thức ăn, các hóa chất có thể sót lại trong quá trình rửa và tráng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra bệnh viêm gan, dạ dày, túi mật, làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể...

7. Mua nước rửa chén trôi nổi không rõ nguồn gốc:

Nhìn chung tất cả sản phẩm tẩy rửa đều có hóa chất độc hại nhưng nếu so ra thì các sản phẩm tẩy rửa trôi nổi tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây độc cho con người hơn. Lý do là các sản phẩm trôi nổi không rõ nguồn gốc, không được kiểm định chất lượng nên có thể chứa chất độc hại không được phép sử dụng. 

8. Sử dụng nước rửa chén một cách lãng phí:

Khi dùng chất tẩy rửa, nhiều người thường chỉ chăm chăm làm sao đạt được mục đích làm sạch vết bẩn mà không biết rằng các chất tẩy rửa khi thải ra môi trường sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, kênh rạch, sông hồ. Vì thế, để góp phần bảo vệ môi trường sống, bạn cần sử dụng nước rửa chén nói riêng và chất tẩy rửa nói chung một cách tiết kiệm.
 
Tags:

Bài viết khác cùng chuyên mục

Cảnh báo nguy cơ ung thư từ thói quen ăn uống
Tình trạng ung thư đang ngày một gia tăng cũng chính bởi sai lầm trong thói quen ăn uống, sinh hoạt của con người. ACP xin chia sẻ những thói quen ăn uống mà mọi người hay gặp phải trong cuộc sống hằng ngày như sau:
SẢN PHẨM GIẶT QUẦN ÁO BẰNG CHẤT HỮU CƠ LÀ GÌ?
Sản phẩm không chứa hóa chất an toàn cho da, cho sức khỏe con người luôn là sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu. Hiện nay, nước giặt hữu cơ với thành phần thiên nhiên giúp đánh bay vết bẩn cứng đầu, giữ áo quần thơm lâu và không chứa hóa chất độc hại được nhiều người tin dùng cũng như không gây tác động xấu cho môi trường nước khi được thải ra ngoài. Vậy sản phẩm giặt quần áo bằng chất hữu cơ là gì?
Bật mí cách chọn hạt dưa không bị nhuộm hóa chất độc hại
Bật mí cách chọn hạt dưa không nhuộm hóa chất độc hại cho ngày Tết vui khỏe. Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất hạt dưa nên tiến hành công bố chất lượng sản phẩm để chiếm được lòng tin của người tiêu dùng ngay từ bây giờ. Nếu cần được hỗ trợ công bố, hãy liên hệ ngay Hotline: 0988.618.198 để được hỗ trợ miễn phí 24/7.
Vẫn còn đâu đó nỗi lo lạp xưởng bẩn ngày Tết!
Những miếng lạp xưởng nóng hổi, béo ngậy, thơm thơm… đã trở thành món ăn không thể thiếu trong những gian bếp của người Việt trong những ngày Tết. Nhưng… vẫn còn đâu đó nỗi lo lạp xưởng bẩn mỗi khi Tết đến Xuân về.
Bài viết nổi bật
Dịch vụ nổi bật
Doanh nghiệp sản xuất Bánh gạo trong nước, muốn mở rộng thị trường sang các nước khác, phả...
Bên cạnh vai trò đặc biệt quan trọng của giáo viên trực tiếp dạy, chăm sóc trẻ thì bếp ăn ...
Cơ sở sản xuất sản xuất bánh kẹp cốt dừa cần thực hiện xin giấy phép an toàn thực phẩm để ...
Tủ lạnh chúng ta thường lưu trữ đa dạng các loại thực phẩm từ thực phẩm sống đến thực phẩm...
Theo Thông tư 19/2012/TT-BYT yêu cầu kèm theo mỗi hồ sơ tự công bố là Doanh nghiệp phải đí...
  • Slider
Chia sẻ lên mạng xã hội