Những chú ý khi sử dụng bao bì bằng nhựa

Ngày nay, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm là một đòi hỏi thiết yếu của mỗi người dân trong xã hội. Thế nhưng trong thực tế, vấn đề này dường như cũng còn bỏ ngỏ về một vài phương diện, trong đó không loại trừ các vật dụng sử dụng bao bì bằng nhựa. Chúng ta thường có thói quen đi ra ngoài mua thực phẩm đựng trong túi nhựa rồi mang về nhà trực tiếp để túi thức ăn vào tủ lạnh.
(2).jpg)
Đây là cách làm hoàn toàn sai lầm vì như vậy sẽ gây nguy hại rất lớn đến sức khỏe như:
-Túi nilon được tái chế từ chất màu tổng hợp thường chứa benzopyrene, một chất gây ung thư cao sau khi tiếp xúc với thực phẩm.
-Chất nhựa dẻo, còn được gọi là nhựa nhân tạo. Bề mặt của túi nhựa nếu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm và các thành phần đó nuốt vào cơ thế, sẽ gây ra nguy hại nghiêm trọng cho sức khỏe con người. Tích lũy lâu dài trong cơ thể làm tăng cao hơn độc tính của melamine, có thể gây mất cân bằng nội tiết tố, làm giảm khả năng miễn dịch, điều đáng sợ nhất là ảnh hưởng đến năng lực sinh tồn, có thể làm ngắn bộ phận sinh dụcmột cách rõ ràng hơn nữa có thể gây dậy thì sớm.
-Một nghiên cứu khác cho thấy trong chất dẻo thường phát hiện một chất gọi là phthalates, sẽ phá hoại quá trình sản xuất insulin, có thể làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường người già.
-Rau quả được đựng trong túi nhựa, độ ẩm xung quanh tương đối cao, tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng sinh sản, dẫn đến suy giảm chất dinh dưỡng có trong các loại rau củ.
-Thiếu hụt oxy, trái cây và rau quả sẽ tiêu hao đi một lượng dinh dưỡng và có thể gây ngộ độc trên các tế bào khi có chất acetaldehyde và rượu. Do đó, chúng ta phải chú ý đến việc thông khí thoáng gió trong tủ lạnh để đảm bảo việc cung cấp oxy.
Hầu như mỗi ngày chúng ta đều sử dụng túi nhựa nilon để đựng thực phẩm vì vậy để đảm bảo sức khỏe của bản thân, chúng ta vẫn là nên lựa chọn loại túi nilong vô hại (vật liệu polyethylene, polypropylene, melamine đều có thể sử dụng để đóng gói thực phẩm) để sử dụng.
-Ngoài ra, không nên chế biến thức ăn quá nóng hoặc để tô, chén, bao bì bằng nhựa trong lò vi ba mà nên thay bằng vật đựng thủy tinh, sành sứ. Có thể thay các chai, hũ nhựa bằng chai lọ thủy tinh chứa nước mắm, tương chao, dầu ăn hoặc thực phẩm nước.
-Không cho trẻ con chơi các đồ chơi bằng nhựa. Bởi lẽ, trẻ hay mút tay hoặc ngậm đồ chơi vào miệng.
Chúng ta cần tăng cường truyền thông mạnh hơn về những việc tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng rất cần thiết là không dùng bọc ni-lông đựng thức ăn nóng hoặc bỏ hộp nhựa xốp vào lò vi sóng.
Bài viết khác cùng chuyên mục
Nhân sâm được xem là 'thần dược' giúp bồi dưỡng và phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên, không phải lúc nào nhân sâm dùng cũng tốt, nhất là khi mắc những bệnh này tuyệt đối không được dùng đến nhân sâm.
Cơ chế chung của nước tẩy rửa là dùng một số hóa chất có tác dụng tách những mảng bám hay những vết bẩn ra khỏi vật dụng, bề mặt chén đĩa. Nước rửa chén là một trong những sản phẩm thuộc hóa chất tẩy rửa được người nội trợ tin dùng và sử dụng thường xuyên. Nhưng nếu không biết cách sử dụng nước rửa chén một cách an toàn thì khả năng các hợp chất hóa học độc hại còn bám trên chén đĩa sẽ đi vào cơ thể khi sử dụng, gây ra những tác hại lớn đến sức khỏe.
Ốc là một trong những món ăn vặt thu hút rất nhiều “tín đồ”, đặc biệt là giới trẻ. Vào những ngày trời lạnh, được cùng cả nhà quay quần bên nồi ốc luộc nóng hỏi, nước chấm mặn mặn cay cay,… thì thật tuyệt vời.
Đằng sau những cây táo đỏ bonsai giá tiền triệu hút khách dịp Tết Mậu Tuất 2018 là những sự thật mới được người bán tiết lộ.