Công dụng của nấm linh chi đối với sức khỏe

Công dụng của nấm linh chi đối với sức khỏeTheo y học Đông y, nấm linh chi là một loại thảo mộc tốt cho sức khỏe con người. Bài viết sau đây An Chi Phương sẽ chia sẻ cụ thể hơn về công dụng của nấm linh chi đối với sức khỏe.

Nấm linh chi là gì?

Nấm linh chi có nhiều tên gọi: nấm Vạn năm, nấm thần tiên. Tên Việt Nam là Linh chi, LingZhi (tiếng Trung Quốc), Reishi (tiếng Nhật bản). Tên khoa học: Ganoderma lucidum (Leyss ex Fr.) Karst.
 
Nấm linh chi được dùng chữa bệnh từ hàng ngàn năm và được xếp hạng Thượng dược (vị trí số 1) trên cả Nhân sâm [theo Thần Nông Bản Thảo]. Gần đây, một số nơi bán vài loại nấm mềm (có thể bóp vụn) dạng như các nấm làm thực phẩm khác và ghi tên là nấm Linh chi, chúng ta cần tìm hiểu để tránh sử dụng nhầm lẫn.

Những thành phần có trong nấm linh chi?

Công dụng của nấm linh chi đối với sức khỏe 3
 
Thành phần hoạt chất của nấm linh chi tuỳ thuộc nguồn gốc và cách nuôi và môi trường trồng nhưng hầu như nấm linh chi chứa các thành phần sau:
 
– Giá trị dinh dưỡng: Nấm Linh chi chứa 90% nước, 10% còn lại gồm: 10 – 40% protein, 2 – 8% chất béo, 3 – 28% carbohydrate, 3-32% chất xơ, 8- 10% chất tro, vài vitamin, chất khoáng (Kali, Ca, P, Mg, selenium, Fe, Zn, Cu) [Borchers et al. 1999]. Chất protein trong nấm chứa tất cả các acid amine trọng yếu đặc biệt có 2 acid amin lysine và leucine. (Chang and Buswell 1996; Borchers et al. 1999; Sanodiya et al. 2009).
 
– Giá trị dược học: Có 3 hoạt chất có tác dụng sinh học chính là Polysaccharides, peptidoglycans, triterpenes [Boh et al. 2007; Zhou et al.2007]. Đặc biệt loại Polysaccharide beta 1,3D glucan, acid ganoderic A, Ganoderiol F. Trong nấm Linh chi nguồn gốc từ Nhật trồng tại Việt Nam (Trung tâm nghiên cứu Linh chi và nấm dược liệu, Quận 12) có chứa acid ganoderic B (đã nghiên cứu thực nghiệm cho kết quả kháng tế bào ung thư).

Công dụng của nấm linh chi đối với sức khỏe con người

Nấm linh chi có tác dụng tốt trên các bộ của cơ thể như sau:
– Hệ miễn dịch: điều biến (kích thích khi hệ miễn dịch hoạt động kém và ức chế khi hệ miễn dịch hoạt động quá mạnh) hệ miễn dịch. Hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan siêu vi (tăng hoạt động tế bào miễn dịch, giúp cơ cơ thể sản xuất interferon; chống dị ứng, chống viêm (do acid ganoderic); chống gốc tự do,…
– Giúp ổn định đường huyết, giảm cholesterol xấu, giảm Triglyceride,
– Chống stress tâm – thể, tăng chất lượng giấc ngủ,
– Điều hoà huyết áp, cải thiện tiêu hoá…
– Nhờ vào chất polysaccharide beta 1,3D glucan là chất antioxidant có lợi trong điều trị bệnh ung thư.
– Phòng bệnh: tốt nhất là sau tuổi trưởng thành, có thể dùng nấm ở dạng trà với liều thấp khoảng 5 – 10g / ngày. Khi đã bị bệnh tuổi nào cũng có thể sử dụng được, liều lượng phụ thuộc vào tuổi, cân nặng và loại bệnh.

Cách sử dụng nấm linh chi như thế nào?

# Cách 1: Cho 15 – 30 g nấm cắt lát vào 2 lít nước, đun sôi, để nhỏ lửa trong 10 phút. Sau đó vớt nấm ra cắt mỏng, cho vào phần nước cũ, tiếp tục nấu sôi nhẹ trong 10 phút nữa. Có thể cho thêm ít đường hoặc mật ong tốt vào uống lúc còn ấm hoặc nguội, bã Linh chi còn lại có thể nấu lần 2 với lượng nước từ 1 – 1,5 lít để thu hết hoạt chất.
 
# Cách 2: Cho nấm linh chi cắt lát vào bình thuỷ, đổ nước sôi vào hãm trong 1 giờ, uống dần trong ngày.
 
# Cách 3: Xay thành bột: cho 3 – 5g bột nấm linh chi vào tách, hãm với nước sôi trong 5 phút, sau đó uống cả nước lẫn bột, đây là cách tốt nhất theo các nhà khoa học. Một số hoạt chất có thể không ra hết khi nấu hoặc hãm sôi mà còn lại trong phần xác nấm. Vì phần bột nấm là chất xơ, nếu người bệnh bị viêm loét dạ dày, cần uống sau ăn khoảng 30 phút hoặc hỏi ý kiến của thầy thuốc.

Nên sử dụng nấm linh chi dạng tươi (không phơi hay sấy khô) không?

Công dụng của nấm linh chi đối với sức khỏe 2
 
– Mặc dù nấm nấm linh chi tươi có công dụng và cách dùng gần giống như nấm khô. Tuy nhiên khi sơ chế, sấy khô với nhiệt độ thích hợp các hoạt chất trong nấm sẽ tăng lên so với nấm dạng tươi. Khi sấy khô nấm gây giảm lượng nước, hàm lượng hoạt chất cao nếu tính trên khối lượng nấm đó chỉ là một lý do. Nhưng quan trọng khi phơi sấy ở nhiệt độ thích hợp sẽ kích hoạt một số chất mà ở dạng nấm tươi không có được.
 
– Nấm khô bảo quản sẽ tốt hơn, hạn chế tối đa sự phát triển của nấm mốc.
 
– Dù là dạng “nấm tươi” nhưng thực chất là đã hoá gỗ nên rắn cứng không dùng ăn như các loại nấm ăn khác.
 
– Chỉ có thể dùng Linh chi tươi hoặc sấy khô ở dạng nấu canh hay soup như sau: nấu Linh chi như dạng canh, hoặc dùng chưng hay hầm với thịt tạo thành món súp có vị đắng của Linh chi kèm các vị khác của thịt, gia vị… rất đặc trưng. Món súp hay canh này rất tốt cho sức khoẻ người vừa trải qua cơn bệnh nặng, người cao tuổi hay đang trong quá trình hoá – xạ để chữa bệnh ung thư.
 
Tóm lại, các “nấm Linh chi tươi” mềm bóp dễ vỡ là không phải nấm Linh chi thực sự, cần tránh nhầm lẫn. Giống như các loại thực phẩm khác khi bảo quản trong tủ lạnh lâu ngày một số hoạt chất hoặc vitamin… sẽ bị mất hoặc giảm chất lượng. Do đó, với một loại nấm làm thuốc (nấm dược liệu) như nấm linh chi nếu giữ lạnh để sử dụng lâu dài là không phù hợp. Nấm Linh chi sử dụng ở dạng phơi hay sấy khô là tốt nhất.
 
Theo: BS Trần Văn Năm
 

Nấm linh chi có phải công bố chất lượng trước khi lưu thông ra thị trường?

Theo quy định các sản phẩm nấm linh chi  phải được đăng ký bản tự công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm trước khi lưu hành trên thị trường. Người tiêu dùng để đảm bảo mua và sử dụng những sản phẩm từ Nấm linh chi có chất lượng nên chọn mua những sản phẩm sâm có nhãn mác đầy đủ.
 
Để giảm thiểu rủi ro cho người tiêu dùng các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường có trách nhiệm đăng ký bản công bố chất lượng sản phẩm  tại cơ quan nhà nước có thẩm quyển trước khi đưa sản phẩm ra lưu hành trên thị trường.
 
Theo quy định mới nhất, để tự công bố chất lượng sản phẩm cho nấm linh chi tại Tp HCM nói riêng Doanh nghiệp cần cung cấp:
+ Bản scan Giấy phép kinh doanh;
+ Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP;
+ Mẫu sản phẩm để kiểm nghiệm và các thông tin liên quan đến sản phẩm như: cách sử dụng, điều kiện bảo quản,...
 
Nếu Doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình công bố hoặc cần hỗ trợ về các vấn đề pháp lý, hãy liên hệ ngay đến An Chi Phương để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí - Hotline: 0988.618.198
 

Bài viết khác cùng chuyên mục

4 kiểu ăn bánh Trung Thu
Bánh Trung thu là loại bánh rất ngon và được nhiều người ưu thích. Tuy nhiên, dưới đây là 4 kiểu ăn bánh Trung Thu không đúng cách bạn cần loại bỏ ngay.
Công dụng của cá là gì?
Cá là món ăn rất phổ biến và có lợi cho sức khỏe. Mỗi tuần bạn nên ăn cá 2-3 bữa để bảo đảm sức khỏe và cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể. ACP xin chia sẻ công dụng sản phẩm cá như sau:
Dứa và khả năng miễn dịch từ dứa
Ẩn sau lớp vỏ sần sùi, gai góc, quả dứa chứa nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe của chúng ta như có thể chống lại nhiễm trùng dạ dày, táo bón, khó tiêu, viêm khớp và viêm xoang. Ngoài ra, nước dứa tươi chứa đầy đủ các vitamin, enzyme và khoáng chất… là những chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể.
Những thực phẩm ăn không sợ béo
Đừng vì nghĩ rằng chất béo là "thủ phạm" khiến bạn tăng cân mà ăn kiêng nhé, vì nhiều món ăn rõ ràng có chất béo nhưng lại không làm bạn tăng cân mà thậm chí còn giúp bạn giảm cân. Điều này chắc hẳn nhiều người còn chưa biết (đặc biệt là phụ nữ thích làm đẹp) nên nghĩ rằng ăn nhiều sẽ béo, không giữ được vóc dáng thon thả, vòng eo săn chắc. Tuy nhiên, không hẳn vậy, những loại thực phẩm dưới đây sẽ không khiến bạn mập lên dù ăn nhiều
Bài viết nổi bật
Sử dụng núm ty thường xuyên có thật sự tốt cho bé hay không? Sử dụng núm ty như thế nào mớ...
Dịch vụ nổi bật
Doanh nghiệp sản xuất Bánh gạo trong nước, muốn mở rộng thị trường sang các nước khác, phả...
Bên cạnh vai trò đặc biệt quan trọng của giáo viên trực tiếp dạy, chăm sóc trẻ thì bếp ăn ...
Cơ sở sản xuất sản xuất bánh kẹp cốt dừa cần thực hiện xin giấy phép an toàn thực phẩm để ...
Tủ lạnh chúng ta thường lưu trữ đa dạng các loại thực phẩm từ thực phẩm sống đến thực phẩm...
Theo Thông tư 19/2012/TT-BYT yêu cầu kèm theo mỗi hồ sơ tự công bố là Doanh nghiệp phải đí...
  • Slider
Chia sẻ lên mạng xã hội