Quy định đăng ký mã vạch sản phẩm năm 2017

Quy định đăng ký mã vạch sản phẩm năm 2017Việc đăng ký mã vạch năm 2017 có gì mới so với năm 2016? Đóng phí duy trì hằng năm cho mã vạch như thế nào? Hãy liên hệ với An Chi Phương để nhận được thông tin tư vấn chính xác và nhanh nhất.
Đối với các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì nhu cầu sử dụng và đăng ký mã số mã vạch là điều kiện thiết yếu thể hiện uy tín của doanh nghiệp, dễ quản lý sản phẩm đồng thời là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm phân biệt các hàng hóa thật giả trên thị trường.
 
Mã số mã vạch được xem là một trong những công nghệ tiên tiến dùng để nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động dựa trên nguyên tắc: Đặt đối tượng cần quản lý (Ví dụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ …) một dãy số bất kỳ hoặc dãy chữ số nào đó và sau đó sẽ thể hiện dưới dạng một mã vạch. 
quy-dinh-dang-ky-ma-vach-san-pham-nam-2017
Mã số mã vạch được điều chỉnh bởi quy định pháp luật. Dưới đây là những căn cứ pháp lý có quy định về Mã số mã vạch theo luật hiện hành:
- Quyết định số 45/2002/QĐ-TTg ngày 27/3/2002 của Thủ tướng chính phủ quy định nội dung quản lý nhà nước về mã số mã vạch.
- Quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN ngày 23/8/2006 của Bộ trưởng Bộ khoa học và Công nghệ quy định về việc cấp và quản lý mã số mã vạch.
Muốn có mã số mã vạch trên sản phẩm, hàng hóa của mình, các doanh nghiệp phải đăng ký với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (GS1 Việt Nam) tại các cơ quan nhận hồ sơ. 
Doanh nghiệp sẽ được hướng dẫn lập mã số vật phẩm và in mã vạch trên sản phẩm, hàng hóa đúng theo các quy định kỹ thuật trong các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Doanh nghiệp phải nộp phí đăng ký mã vạch và hàng năm phải nộp phí duy trì sử dụng mã số mã vạch theo Thông tư 232/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính ban hành quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cấp mã số mã vạch. 
Theo đó:

- Mức thu phí cấp và hướng dẫn sử dụng mã số mã vạch:

+ 1.000.000 đồng/mã nếu sử dụng mã doanh nghiệp (DN) GS1;
+ 300.000 đồng/mã nếu sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN);
+ 300.000 đồng/mã nếu sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8.
- Mức thu phí đăng ký sử dụng mã số mã vạch nước ngoài:
+ 500.000 đồng/hồ sơ với hồ sơ có ít hơn hoặc bằng 50 mã sản phẩm;
+ 10.000 đồng/mã với hồ sơ trên 50 mã sản phẩm.

- Mức thu phí duy trì sử dụng mã số mã vạch hàng năm:

+ 500.000 đồng/năm nếu sử dụng mã DN GS1 loại 10 số;
+ 800.000 đồng/năm nếu sử dụng mã DN GS1 loại 9 số;
+ 1.500.000 đồng/năm nếu sử dụng mã DN GS1 loại 8 số;
+ 2.000.000 đồng/năm nếu sử dụng mã DN GS1 loại 7 số;
+ 200.000 đồng/năm nếu sử dụng mã địa điểm toàn cầu;
+ 200.000 đồng/năm nếu sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8.
 
Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về vấn đề trên hay các thủ tục cần thiết để đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm thì đừng chần chừ hãy liên lạc ngay với chúng tôi để hưởng những dịch vụ nhanh nhất và tiện lợi nhất. Hotline: 0908.872.079/ 0988.618.198
 
Bài viết nổi bật
Đăng ký mã số, mã vạch cà phê là thủ tục vô cùng cần thiết. Việc đăng ký mã vạch cà phê sẽ...
Mã số mã vạch (viết tắt: MSMV) được dùng để nhận dạng tự động các đối tượng và vật phẩm, d...
Đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm là một loại giấy phép không bắt buộc cho sản phẩm, tuy ...
Mã vạch giúp ta phân biệt được chính xác và nhanh chóng các loại hàng hóa kha...
Mã số mã vạch không còn quá xa lạ với mọi người, người tiêu dùng thường kiểm tra mã vạch s...
Đăng ký mã số mã vạch là thủ tục cần thiết để các doanh nghiệp có đủ điều kiện phân phối h...
Doanh nghiệp khi bước vào thị trường kinh doanh, đều muốn có một dấu hiệu riêng để giúp kh...
Khi mua các mặt hàng thực phẩm đông lạnh nói riêng, hay các loại hàng hóa khác nói chung, ...
Trước tình trạng dầu bẩn, không nhãn mác được bày bán tràn lan tại các chợ, vỉa hè,...khôn...
Trong thời đại, công nghệ 4.0 đang phát triển bùng nổ như hiện nay. Mọi người có thể bắt g...
  • Slider
Chia sẻ lên mạng xã hội