Các thông tin liên quan đến mã vạch
Mã số mã vạch là gì? Hai loại hệ thống mã số mã vạch thường dùng là gì?
Mã vạch (Barcode) theo định nghĩa là phương pháp lưu trữ và truyền tải thông tin bằng một loại ký hiệu gọi là ký mã vạch (Barcode symbology) hay gọi tắt là mã vạch. Trong quản lý hàng hóa, người ta gọi dãy số và dãy vạch đó là mã số - mã vạch (MS-MV).
MS-MV là một dãy mã được gắn trên bao bì của từng sản phẩm. Đây chính là một trong những công nghệ tiên tiến giúp con người có thể nhận dạng và thu thập dữ liệu một cách tự động dựa trên quy tắc: đặt cho mỗi đối tượng sản phẩm cần quản lý một dãy số, rồi sử dụng công nghệ mã hóa dữ liệu biến dãy mã số đó thành dãy mã vạch để các loại máy quét mã vạch có thể đọc được.
Do nhu cầu kinh doanh thương mại và phát triển sản xuất, công MS-MV đến nay đã được ứng dụng một cách phổ biến và rất rộng rãi trên toàn thế giới. Ngày nay, trong nền kinh tế thương mại toàn cầu chủ yếu ứng dụng hai loại hệ thống MS-MV sản phẩm như sau:
- Hệ thống UPC ( tên tiếng anh là Universal Product Code): đây chính là hệ thống được sử quản lý trực tiếp của Hội đồng mã thống nhất Mỹ UCC (tên tiếng anh là Uniform Code Council, Inc.), hệ thống này được đưa vào sử dụng từ nhưng năm 1970 và đến nay vẫn đang được sử dụng rộng rãi tại Mỹ và Canada.
- Hệ thống EAN ( tên tiếng anh là European Article Number): Hệ thống này được tạo lên bởi các nhà sáng lập viên của 12 nước ở châu Âu. Tên gọi bạn đầu là Hội EAN ( viêt tắt của cụm từ European Article Numbering Association), được đưa vào hoạt động từ những năm 1974 ở châu Âu và ngay sau đó, do sự tăng trưởng mạnh của nền kinh tế toàn cầu nên hội EAN phát triển một cách nhanh chóng, và được ứng dụng rộng rãi ở tất cả các nước trên thế giới. Chính bởi vậy, vào năm 1977, hội EAN đã phát triển trở thành một tổ chức quốc tế với tên gọi cao cấp hơn là EAN quốc tế (EAN International).
Muốn có được MS-MV trên các sản phẩm hàng hoá để lưu thông xuất khẩu hay bày bán ở các cửa hàng, siêu thị thì các bạn cần phải thực hiện đầy đủ hồ sơ thủ tục đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm, điều đầu tiên cần phải làm là các doanh nghiệp cần phải gia nhập tổ chức EAN Việt Nam. Tổ chức EAN Việt Nam sẽ có trách nhiệm hướng dẫn doanh nghiệp lập mã I cho từng sản phẩm (Mã I là mã mặt hàng) và cung cấp mã M cho doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp khi đăng ký MS-MV sản phẩm có một nhiệm vụ quan trọng nhất là quản lý mã mặt hàng (mã I) theo đúng nguyên tắc đã quy định, đó là mỗi mã số chỉ được phép gán cho một sản phẩm duy nhất, tuyệt đối không được nhầm lẫn ở khâu này. Tất cả các sản phẩm khác nhau về tính chất, khối lượng, vỏ bao bì…như bia – rượu – nước ngọt … cũng đều phải gắn cho chúng những mã số sản phẩm khác nhau. Mỗi MS-MV gắn trên các sản phẩm được tồn tại lâu dài theo sản phẩm đó. Nếu các sản phẩm cũ được nâng cấp, sửa đổi, cải tiến thì sẽ phải cung cấp mã mặt hàng mới.
Theo: An Chi Phương.