Hướng dẫn cách bảo quản thực phẩm tươi sống
Ngày nay, hầu như nhà nào cũng có tủ lạnh để bảo quản thực phẩm. Tuy nhiên, tủ lạnh không phải là chiếc tủ thần kỳ để bạn cứ bỏ thức ăn vào là có thể yên tâm. Hãy tham khảo một số kỹ thuật bảo quản thực phẩm đơn giản khi trữ chúng trong tủ lạnh, bạn hoàn toàn có thể kéo dài thời gian sử dụng chúng được lâu hơn.
Khá nhiều người có thói quen dự trữ thực phẩm và quên luôn không dùng tới nó cho đến khi nó thực sự hết hạn và đem vứt đi. Để tránh trường hợp trên, bạn nên tập thói quen xếp chúng theo thứ tự thời gian dự trữ. Đồ ăn cũ hơn đem ra ngoài, đồ ăn mới đặt vào bên trong bằng cách dán một mảnh giấy nhỏ ghi lại thời gian trên vỏ hộp đựng.
Ngày nay, hầu như nhà nào cũng có tủ lạnh để bảo quản thực phẩm. Tuy nhiên, tủ lạnh không phải là chiếc tủ thần kỳ để bạn cứ bỏ thức ăn vào là có thể yên tâm. Vậy làm sao để đảm bảo thực phẩm bảo quản một cách an toàn và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhất? Hãy tham khảo một số kỹ thuật bảo quản thực phẩm đơn giản khi trữ chúng trong tủ lạnh, bạn hoàn toàn có thể kéo dài thời gian sử dụng chúng được lâu hơn.
Khá nhiều người có thói quen dự trữ thực phẩm và quên luôn không dùng tới nó cho đến khi nó thực sự hết hạn và đem vứt đi. Để tránh trường hợp trên, bạn nên tập thói quen xếp chúng theo thứ tự thời gian dự trữ. Đồ ăn cũ hơn đem ra ngoài, đồ ăn mới đặt vào bên trong bằng cách dán một mảnh giấy nhỏ ghi lại thời gian trên vỏ hộp đựng.
Một trong những cách tốt nhất để giữ thực phẩm an toàn là luôn rửa sạch tay trước và sau khi đóng gói thực phẩm.
1. Bảo quản thịt, cá sống
Bảo quản thịt, thịt gia cầm, cá sống tách biệt với các loại thực phẩm khác để tránh nhiễm khuẩn. Có nhiều cách trữ thịt, cá trong tủ lạnh nhưng phổ biến nhất là: bọc bằng túi đựng, sau đó ép không khí ra ngoài rồi dán kín với keo dính hoặc bọc hoàn toàn bằng màn nylon bảo quản thực phẩm (có thể từ 2 lớp gói trở lên), trữ thịt trong hộp kín đựng thực phẩm vá cho vào ngăn đông.
2. Bảo quản trái cây và rau
Đây là 2 loại thực phẩm cần ít độ ẩm và không cần quá lạnh. Vì vậy, bạn có thể đặt chúng ở ngăn dưới cùng. Cách tốt nhất là bảo quản chúng trong bao bì hoặc túi nhựa rồi mới cho vào trong tủ lạnh. Đặc biệt lưu ý không để rau và trái cây còn ướt vào tủ lạnh để giữ chúng được tươi lâu hơn.
3. Bảo quản trứng
Nhiều người nghĩ trứng thì không nên để trong tủ lạnh. Tuy nhiên, trứng cần được bảo quản ở nhiệt độ từ 0.6oC đến 2.2oC. Trứng có thể bảo quản được từ 3-5 tuần trong khoảng ngăn giữa tủ lạnh để các vi khuẩn trên vỏ trứng không có cơ hội xâm nhập gây hỏng trứng.
4. Sữa và các sản phẩm từ sữa
Nhiều người thường thích đặt sữa ở phía trên cánh cửa tủ lạnh. Tuy nhiên, sữa lại phải được lưu trữ ở nơi lạnh nhất bên trong ngăn mát tủ lạnh để có thể giữ được lâu và bảo đảm chất lượng. Chúng ta cũng có thể đặt sữa ở cánh tủ nhưng phải đặt ở phía dưới vì đây thường là nơi có nhiệt độ thấp hơn do không khí lạnh thường bị chìm xuống.
Đối với các loại pho mát mềm hoặc bơ thì có thể đặt chúng ở bên trên vì những thực phẩm này không cần phải bảo quản quá lạnh như sữa.
5. Các loại nước ép trái cây
Nếu nước ép trái cây tự làm thì chúng ta nên bảo quản tương tự như bảo quản sữa do chúng rất dễ lên men, hư hỏng. Còn nếu là nước ép trái cây mua dạng đóng gói công nghiệp sẵn thì bạn có thể để ở đâu trong tủ lạnh cũng được.
6. Bảo quản thực phẩm thừa và dễ hỏng
Nguyên tắc chung là nên giữ thực phẩm thừa trong 4 ngày. Bảo quản thực phẩm trong các vật dụng bằng hộp nhựa không chứa BPA hoặc bằng thủy tinh có lợi trong việc giúp người dùng dễ dàng kiểm tra thực phẩm bên trong và đảm bảo an toàn cho thực phẩm của chúng ta. Thực phẩm dễ hư hỏng nên bảo quản ở ngăn đá, nếu ở ngăn mát thì chỉ nên để từ 1 đến 2 tiếng. Tuy nhiên, một lưu ý là khi mua nên chú ý kỹ hộp nhựa hoặc ly thủy tinh đó đã được cấp giấy chứng nhận công bố chất lượng sản phẩm hay chưa bạn nhé!
Qua các cách hướng dẫn trên tin rằng sẽ giúp ích cho việc bảo quản thực phẩm tươi sống đúng cách và chế biến thức ăn ngon cho mỗi gia đình.
Theo: An Chi Phương t/h.
Bài viết khác cùng chuyên mục
Để có một cơ thể khỏe mạnh, một sức khỏe dẻo dai chúng ta cần có những thói quen duy trì thường xuyên. ACP xin chia sẽ những thói quen đơn giản hằng ngày chúng ta có thể áp dụng như sau:
Sữa đậu nành có những công dụng như thế nào? Lợi ích khi sử dụng sữa đậu nành hằng ngày ra sao? ACP xin chia sẻ một số thông tin liên quan đến công dụng của sữa đậu nành như sau:
Ngoài việc dùng kèm trong các món ăn, mù tạt còn có nhiều công dụng khác tốt cho sức khỏe, làm đẹp, ngăn ngừa bệnh. Vậy những công dụng đó là gì?
Theo các chuyên gia y tế, sau khi ăn hay uống một thực phẩm bị nhiễm độc (sau vài phút, vài giờ, có thể sau một vài ngày), người bệnh thấy đột ngột có những triệu chứng lâm sàng như: buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy nhiều lần, sốt cao trên 38 độ C hoặc không sốt.